Bỏ hủ tục đốt vàng mã là việc làm đúng đắn

GD&TĐ - Sau khi có thông tin Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bỏ hủ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo, vấn đề này đã nhận được sự hưởng ứng, đồng tình cao của dư luận xã hội.

Với tổng số tiền mà người dân mua vàng mã mang vào chùa đốt có thể nuôi được hàng triệu người Việt nghèo khó.
Với tổng số tiền mà người dân mua vàng mã mang vào chùa đốt có thể nuôi được hàng triệu người Việt nghèo khó.

Có thể nói việc đề nghị bỏ hủ tục đốt vàng mã là bước đi mang tính đột phá, có ý nghĩa xã hội tích cực, sâu sắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bởi hiện tượng đốt vàng mã của người dân chủ yếu đang diễn ra ở các cơ sở thờ tự của Phật giáo và từ các phật tử, người dân khi cúng gia tiên.

Bỏ đốt vàng mã sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tích cực cho xã hội, bởi theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo thì với tổng số tiền mà người dân mua vàng mã mang vào chùa đốt có thể nuôi được hàng triệu người Việt nghèo khó.

Với thông điệp nêu trên cho thấy, việc đốt vàng mã đã gây ra lãng phí rất lớn tiền bạc, nguồn lực của xã hội. Cứ đến mùa lễ hội, ngày lễ trọng là người dân đổ xô đi mua sắm vàng mã để đốt. Từ phong tục đốt vàng mã cúng tổ tiên đơn giản ngày xưa đã biến tướng thành cuộc “chạy đua” phô trương, lãng phí. Nhiều gia đình khó khăn nhưng cũng không ngại bỏ ra vài trăm đến cả triệu đồng để mua vàng mã cúng gia tiên. Tuy chưa có thống kê chính thức nhưng với hàng trăm ngàn tấn vàng mã được sản xuất thì mỗi năm cả nước đã tốn tốn hàng ngàn tỷ đồng cho việc… đốt vàng mã!

Đốt vàng mã là nguy cơ gây ra các vụ cháy nổ rất cao. Thực tế đã có không ít vụ cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản là do người dân đốt vàng mã ở khu dân cư, cơ sở thờ tự. Do đó, hạn chế việc đốt vàng mã cũng là biện pháp quan trọng để phòng ngừa cháy nổ, nhất là trong dịp tết, lễ hội.

Đốt vàng mã là nguồn gây ô nhiễm môi trường, nhất là các khu vực gần nơi thờ tự. Nhiều nơi khói bụi mù mịt khi người dân đốt vàng mã, sau đó tro hóa vàng được mang ra sông, suối, ao, hồ, để rải để ném bừa bãi, khiến cho mặt nước, môi trường ô nhiễm. Do đó, bỏ hủ tục này cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường làm cho môi trường sống ngày trở nên xanh - sạch - đẹp hơn.

Thiết nghĩ, việc đề nghị bỏ hủ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một việc làm cần thiết và nên được mọi người dân ủng hộ để mang lại những lợi ích thiết thực cho xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thực tế chưa hẳn như biểu hiện

GD&TĐ - Cuộc trả đũa của Iran ngày 12/4 vừa qua tạo bước ngoặt mới trong mối quan hệ đầy thù địch và căng thẳng giữa nước này và Israel.