Bộ GTVT bác đề án của Uber: Nhiều điểm mù mờ

Bộ GTVT cần tạo điều kiện để cho các dịch vụ vận tải mới như Uber hay Grab hoàn thành thủ tục, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.

Bộ GTVT bác đề án của Uber: Nhiều điểm mù mờ

Tạo điều kiện để doanh nghiệp hoàn thành thủ tục

Bộ GTVT vừa chính thức yêu cầu Công ty TNHH Uber Việt Nam không được cung cấp, phối hợp với các chủ phương tiện và đơn vị vận tải để kinh doanh vận tải trái với quy định hiện hành.

Theo Bộ GTVT, việc Công ty Uber BV (Hà Lan) ủy quyền cho Uber Việt Nam tham gia đề án thí điểm và thực hiện các yêu cầu của Bộ GTVT nêu trong Quyết định số 24 của Bộ này về “thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng” là chưa phù hợp vì không ràng buộc, xử lý được trách nhiệm của Công ty Uber BV khi có vấn đề tranh chấp, khiếu nại của khách hàng.

Ngoài ra, theo Bộ GTVT, ngành nghề kinh doanh đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Uber Việt Nam chỉ bao gồm “hoạt động tư vấn quản lý” và “nghiên cứu thị trường, thăm dò dư luận”, không liên quan đến hoạt động được ủy quyền.

Bo GTVT bac de an cua Uber: Nhieu diem mu mo - Anh 1

Bộ GTVT không cần phải tạo điều kiện để cho các dịch vụ vận tải mới như Uber hay Grab hoàn thành thủ tục, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.

Trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, PGS.TS Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công Thương khẳng định, trong quá trình phát triển của xã hội luôn luôn xuất hiện những hình thức mới hoặc ứng dụng công nghệ mới để phục vụ cho khách hàng. Không chỉ Uber, giao thông vận tải mà nhiều lĩnh vực khác cũng từng xảy ra những tình trạng như thế.

“Thực tế khi Uber xuất hiện, các hình thức taxi cũ đã có nhiều lần phản đối. Họ cho rằng sự cạnh tranh này không công bằng và đề nghị nhà nước cấm.

Theo quan điểm của tôi, Bộ GTVT nên xem xét lại việc này. Đây là một hình thức mới, cần phải tạo điều kiện cho nó phát triển. Nếu như nó còn thiếu cơ sở pháp lý nào thì Bộ GTVT cần tạo điều kiện để doanh nghiệp làm đủ cơ sở pháp lý. Bộ cần phải có hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp bổ sung”, ông Thắng khẳng định.

Cùng với Uber, vị chuyên gia cũng đề cập đến việc Bộ GTVT vừa chấp nhận cho Grab thí điểm tại 1 số địa phương trong cả nước. Theo ông Thắng, Grab hay Uber đều là những hình thức dịch vụ mới. Nó ứng dụng công nghệ hiện đại, giá rẻ, đơn giản và mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Vì vậy, nếu Bộ được áp dụng rộng rãi, loại hình vận tải này sẽ tạo thêm sự cạnh tranh và về lâu dài người dân sẽ được hưởng lợi.

"Trước đây, khi có 1 khách hàng gọi taxi về tổng đài, tổng đài sẽ đưa thông tin lên mạng nội bộ và 4-5 taxi cùng nhào đến. Bây giờ khi Uber hay Grab ứng dụng khoa học tiến bộ vào thì sẽ không xảy ra tình trạng tranh giành nhau mà taxi nào gần nhất sẽ đến vị trị đó. Sự xuất hiện của Grab và Uber đòi hỏi taxi truyền thống phải cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phải tự đổi mới mình. Đó là một khía cạnh rất tích cực”, ông Thắng nhấn mạnh.

Trong khi đó, đưa ra quan điểm của mình, PGS.TS Bùi Quang Bình, Chủ nhiệm khoa kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng khẳng định, cần phải xem xét, đánh giá toàn diện quyết định của Bộ GTVT đối với hoạt động của Uber.

PGS.TS Bình cho rằng, về mặt quản lý nhà nước, không phải Bộ GTVT cấm cửa đối với Uber mà do loại hình này chưa đủ điều kiện để hoạt động.

“Nếu không có ràng buộc về mặt pháp lý, không đảm bảo quyền lợi của khách hàng với người tiêu dùng thì về mặt quản lý nhà nước Bộ GTVT dừng là đúng. Ở đây không phải cấm mà là dừng, tạm thời chưa cấp giấy phép hoạt động tham gia dịch vụ giao thông.

Nếu nói việc này để bảo vệ taxi truyền thống thì cũng không phải. Một khi mà Uber hay Grab đưa ra dịch vụ tốt hơn thì Bộ GTVT phải công nhận. Grab hay Uber có những ưu điểm của nó nhưng phải đảm bảo có nền tảng cơ sở để quản lý và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Nếu đảm bảo công khai thì không ai cấm cả. Nhưng ở đây theo tôi thông tin vẫn còn nhiều điểm mù mờ”, ông Bình khẳng định.

Phải học tập các nước

Một vấn đề khác được PGS.TS Phạm Tất Thắng nhắc đến đó là hai dịch vụ vận tải Uber và Grab hiện được áp dụng trên nhiều quốc gia và có một lượng khách hàng nhất định. Bản thân các quốc gia khác cũng cởi mở với hai dịch vụ này vì những ưu điểm của nó.

Vì vậy đối với Việt Nam, ông Thắng khẳng định, các cơ quan quản lý nhà nước cần học tập mô hình quản lý của các nước để áp dụng vào thực tế nước ta cho phù hợp, để doanh nghiệp tự hoàn thiện và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

“Tôi không đồng ý với xu hướng cơ quan nhà nước thấy quản lý khó thì cấm. Điều đó không được. Các quốc gia khác đã làm rất tốt việc này và người tiêu dùng, khách hàng được hưởng lợi.

Các nước khác đã áp dụng thuế mới và có cách quản lý rất chặt chẽ. Ở Việt Nam còn lúng túng và chưa làm được do trình độ của chúng ta kém. Ngoài ra do sự hòa nhập và đi theo những ứng dụng khoa học kỹ thuật chúng ta chưa theo kịp thời đại.

Do đó, Việt Nam cũng cần phải học tập các quốc gia để áp dụng. Nên xuất phát từ xu thế phát triển của công nghệ hiện đại và những gì đem lại lợi ích tốt hơn cho người tiêu dùng thì cần phải ủng hộ. Tuy nhiên hình thức quản lý như thế nào thì cơ quan nhà nước phải tính toán, bàn bạc cụ thể”, ông Thắng nhấn mạnh.

Theo Đất Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.