Bộ GD&ĐT quán triệt Luật Thanh tra năm 2010

Bộ GD&ĐT quán triệt Luật Thanh tra năm 2010

(GD&TĐ)-Sáng nay (8/11), Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội nghị quán triệt Luật Thanh tra năm 2010. Đến dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cùng đại diện các vụ, cục, các đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT, các chuyên viên được giao nhiệm vụ làm công tác thanh tra trong đơn vị, các đồng chí lãnh đạo thanh tra Bộ GD&ĐT cùng toàn thể cán bộ công chức cơ quan thanh tra Bộ.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga phát biểu tại hội nghị. Ảnh: gdtd.vn
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga phát biểu tại hội nghị. Ảnh: gdtd.vn

Luật Thanh tra năm 2010 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15/11/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Luật gồm 7 chương, 78 điều. So với Luật Thanh tra năm 2004 thì Luật Thanh tra năm 2010 có thêm 2 chương và 9 điều. Đó là chương quy định về thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra và Chương quy định về điều kiện đảm bảo hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước và các nội dung liên quan đến trách nhiệm thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý trong và sau thanh tra.

Đối tượng, phạm vi điều chỉnh trong Luật Thanh tra năm 2010 thể hiện tập trung ở 4 vấn đề, đó là: Về tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước; về nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước; về hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước và hoạt động thanh tra nhân dân.

Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh, Luật Thanh tra năm 2010 đã giao chức năng thanh tra chuyên ngành ở ngành, lĩnh vực cho các tổng cục, cục thuộc Bộ, chi cục thuộc sở thực hiện. Tuy nhiên, không phải cơ quan nào trên đây cũng được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành mà việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành phải xuất phát từ yêu cầu công tác quản lý nhà nước.

Ngoài ra, Luật Thanh tra cũng khẳng định rõ, các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập mà hoạt động thanh tra ở các cơ quan này do Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện.

Luật Thanh tra 2010 cũng đã bổ sung quy định về công khai kết luận thanh tra, bổ sung thêm hình thức thanh tra mới là thanh tra thường xuyên…

cvcvc
Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh trực tiếp giải đáp những thắc mắc khi tiếp cận Luật Thanh tra cho các đại biểu. Ảnh: gdtd.vn

Tại hội nghị, các đại biểu đã tiếp thu, trao đổi, đồng thời nêu lên những vướng mắc, những vấn đề chưa rõ khi tiếp cận Luật Thanh tra đến Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định, Bộ GD&ĐT đặc biệt quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra, xem đó là công cụ hữu hiệu của công tác quản lý nhà nước từ cấp trung ương đến cơ sở.

Nhằm bảo vệ việc thực thi pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa những vi phạm, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực GD-ĐT…, năm học 2011-2012, Bộ GD&ĐT đang tích cực triển khai nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11, thực hiện Chỉ thị 296 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý GD&ĐH. Đổi mới quản lý cùng với việc thực hiện các quy định pháp luật, quán triệt pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý ngành GD&ĐT, Luật Thanh tra năm 2010 đã được thông qua từ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoa XII và đã được thực thi từ ngày 1/7/2011 là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đổi mới nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp tục khẳng định vai trò của công tác thanh tra đối với hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời đề cao trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra.

Thứ trưởng đề nghị đại diện các vụ, cục, các đơn vụ trực thuộc Bộ GD&ĐT, các chuyên viên được giao nhiệm vụ làm công tác thanh tra trong đơn vị, các lãnh đạo thanh tra Bộ GD&ĐT cùng toàn thể cán bộ công chức cơ quan thanh tra Bộ cần nắm vững những quy định cơ bản, những điểm mới trong Luật Thanh tra năm 2010; có nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của hoạt động thanh tra đối với cơ quan quản lý nhà nước nói chung và đối với công tác quản lý trong ngành GD&ĐT nói riêng, đảm bảo các điều kiện thực hiện chính sách đối với các cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra, triển khai hiệu quả Luật Thanh tra năm 2010.

Thứ trưởng khẳng định, việc quán triệt Luật Thanh tra lần này chỉ là bước đầu để từ đó các cơ quan đơn vị tiếp tục tổ chức học tập, quán triệt nhằm đưa việc thanh tra, kiểm tra thực sự là một khâu của quy trình quản lý với phương trâm: Ở đâu có quản lý, ở đó có hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Hiếu Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ