Bố điếng người nghe lời đáp của con sau 4 năm không nuôi, đột nhiên đòi đón "về ăn Tết"

"Thương thằng bé, thi thoảng em vẫn chủ động nhắn tin dặn chồng cũ sắp xếp thời gian đến chơi với con cho tình cảm mà anh ta chỉ à ừ để đó...", người vợ tâm sự.

Vợ chồng ly hôn là điều không ai muốn, đó chỉ là giải pháp cuối cùng khi cả hai đã không thể tìm được tiếng nói chung. Nhưng sau ly hôn phải cư xử thế nào cho đúng mực thì lại là điều hoàn toàn nằm trong ý thức, sự kiểm soát của mỗi người. Nhất là khi đã có con chung thì người làm bố, làm mẹ càng phải có cách hành xử sao cho đứa trẻ đỡ thiệt thòi, cũng như không bị lu mờ vai trò của mình trong lòng con cái.

Tiếc là người chồng trong câu chuyện dưới đây không suy nghĩ được thấu đáo như thế sau khi ly hôn, khiến vợ cũ anh thất vọng lên mạng than thở.

Câu chuyện của cô ấy như sau: "Em với chồng cũ chung sống được gần 4 năm thì quyết định đường ai nấy đi. Nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ có rất nhiều, từ việc bất đồng quan điểm sống, áp lực phía nhà chồng, tới khi phát hiện anh ta ăn ở hai lòng thì em quyết định không níu kéo mà chấm dứt cho nhẹ lòng. Ra tòa, em giành quyền nuôi con. Theo quy định của tòa, một tháng chồng cũ phải gửi em 3 triệu phụ cấp chăm nuôi thằng bé.

4 năm chồng cũ không gửi một đồng phụ cấp, lại bất ngờ đến đón con về ăn Tết để “không quên tổ tông” song nhưng tình huống bất ngờ ập tới khiến anh “lặng người” - Ảnh 1.

Bài chia sẻ của người vợ

Thời gian đầu anh ta thực hiện nghiêm chỉnh nhưng từ đến khi tái hôn thì bỏ bơ luôn con, tiền không gửi cũng không tới thăm thằng bé. Thậm chí con ốm nằm viện, em báo tin anh ta cũng bảo bận, không qua trông nom được. Sinh nhật con em tổ chức nhắn anh ta tới dự, anh ta không tới. Thấy em up ảnh con lên facebook thì vào like dạo 1 cái như thể người dưng.

4 năm trời con em không được gặp bố tới 1 lần. Thương thằng bé, thi thoảng em vẫn chủ động nhắn tin dặn chồng cũ sắp xếp thời gian đến chơi với con cho tình cảm mà anh ta chỉ à ừ để đó. Ông bà nội thì họa lắm mới gọi điện hỏi thăm cháu. Nói thật, vài ba câu hỏi han xã giao qua điện thoại làm sao có thể gây được tình cảm với đứa con trẻ. Đấy là không kể nó chán không muốn nói chuyện.

Tuy nhiên cách đây vài hôm, tự nhiên chồng cũ tìm tới nhà mẹ con em bảo năm nay muốn đón con về quê nội ăn Tết với ông bà nội cho đỡ quên tổ tông, họ mạc. Nói chung sự hiện diện của anh ta làm em khá bất ngờ. Trước giờ em chưa từng ngăn cản con gần gũi với gốc rễ, cội nguồn của nó nên không phản đối. Song em còn chưa kịp lên tiếng trả lời, con em ngồi bên đã lắc đầu xua tay: "Không, con không về với bố đâu. Tết con phải ở với mẹ, không đi với bố".

Vừa nghe con nói thế, anh ta liền trợn mắt quay ra trách em nhồi vào đầu con tư tưởng gì mà giờ nó không gần gũi bố, không muốn về với ông bà nội. Bực mình, em đáp trả: "Trước khi trách tôi, sao anh không tự hỏi bản thân anh. 4, 5 năm qua anh đã thực hiện được đúng vai trò, trách nhiệm của người làm bố chưa? Con 8 tuổi rồi, chẳng lẽ nó không phân biệt được ai là người thương yêu quan tâm nó. Từa xưa tới nay, tôi luôn động viên anh gần gũi, quan tâm con nhưng anh lại không nhận lấy cơ hội ấy. Anh nên hiểu 1 điều, yêu thương phải vun đắp chứ không tự nhiên mà có đâu".

4 năm chồng cũ không gửi một đồng phụ cấp, lại bất ngờ đến đón con về ăn Tết để “không quên tổ tông” song nhưng tình huống bất ngờ ập tới khiến anh “lặng người” - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Nói thật, thái độ của chồng cũ làm em tăng xông vô cùng. Chẳng qua vì con em mới kiên trì, nhẫn nhịn mà ngồi nói chuyện lịch sự cho anh ta hiểu. Biết vợ cũ nói không sai, anh ta ngồi im không phản bác lại. Còn con thì em không thể ép theo bố về quê ăn Tết khi nó không muốn. Em nói rõ với chồng cũ rằng, muốn con gần gũi, từ nay thực hiện trách nhiệm của người làm cha đi, dần dần nó ắt sẽ hướng về cội nguồn. Còn không sẽ ngày càng xa cách, thậm chí nó còn chẳng nhận anh ta là cha cũng không thể trách ai ngoài trách bản thân mình. Vậy là anh ta đành đứng dậy về".

Đối xử tử tế, lịch sự với đối phương sau khi ly hôn là điều mà các cặp vợ chồng hiện đại đang hướng tới. Không cần biết nguyên nhân đổ vỡ do đâu thì tất cả những người trong cuộc đều phải chịu mất mát, tổn thương tinh thần. Do vậy, dù không còn là vợ chồng chúng ta cũng vẫn nên có cách hành xử đúng mực, trân quý dành người đã từng là nửa kia của mình. Có quá khứ mới có tương lai, đừng phủ nhận 1 cách bội bạc với những gì chúng ta đã đi qua. Đặc biệt là vì những đứa con, tuyệt đối không thể vì bố mẹ không còn sống chung dưới 1 mái nhà mà tước luôn đi quyền được yêu thương chăm sóc của chúng.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ