Bộ 3 hạt nhân Mỹ chính thức trở lại

GD&TĐ -Ngày 22/5, phi đội máy bay tàng hình B-2 Spirit của Mỹ đã chính thức hoạt động trở lại sau thời gian dài ngừng bay để kiểm tra vì sự cố.

Oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit.
Oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit.

Xác nhận của Bộ chỉ huy tấn công toàn cầu của Lực lượng Không quân Mỹ (AFGSC) cho biết, phi đội máy bay ném bom Northrop Grumman B-2 Spirit đã nối lại các hoạt động bay vào ngày 22/5, sau 5 tháng ngừng hoạt động.

"Sau thời gian ngừng bay để đảm bảo an toàn cho phi đội, B-2 Spirit đã tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo lệnh của Tổng thống Mỹ. Chúng tôi đã hoàn thành những công việc cần thiết để B-2 Spirit trở lại bầu trời một cách an toàn", Tướng Thomas Bussiere, Tư lệnh AFGSC nói.

Cũng theo chỉ huy của AFGSC, quyết định tạm dừng hoạt động toàn bộ đội oanh tạc cơ tàng hình B-2 được đưa ra sau sự cố hạ cánh khẩn cấp và bốc cháy dữ dội vào tháng 12/2022. Vào thời điểm đó, chiếc B-2 liên quan đến vụ việc bị hư hại nhưng không có phi công hay nhân viên nào bị thương.

Theo War Zone, việc tất cả B-2 Spirit trở lại bầu trời cũng đồng nghĩa với việc Bộ 3 hạt nhân của Mỹ trở lại với đầy đủ sức mạnh của mình. Bởi thành phần của bộ 3 hạt nhân Mỹ gồm có: Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSBN) và máy bay ném bom chiến lược.

Trong đó, các vũ khí chiến lược của Mỹ có tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman, tàu ngầm lớp Ohio và máy bay ném bom B-52 cùng B-2 Spirit.

Máy bay ném bom chiến lược

B-2 Spirit

B-2 Spirit là máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất của Mỹ tính đến thời điểm hiện tại, được trang bị công nghệ tàng hình trước radar. B-2 là loại máy bay đắt nhất từng được sản xuất với chi phí có thể lên tới 2,2 tỉ USD/chiếc.

B-2 có sải cánh 52,4m, chiều dài thân, 21m, trọng lượng không tải 45 tấn và trọng lượng tối đa khi tải là 170 tấn. Nó có thể đạt vận tốc tối đa 2.146 km/h, tầm bay gần 10.000km trong khi chỉ cần điều khiển bởi một tổ lái 2 người.

Mỗi chiếc B-2 có thể chuyên chở đến 21 trái bom hạt nhân chiến thuật B61-12, hoặc 16 trái bom hạt nhân B83, hoặc 80 trái bom Mk 82 trọng lượng 227 kg.

Điều khiến Mỹ luôn tự hào về B-2 đó chính là lớp vỏ tàng hình của máy bay. Lớp vỏ này giảm cường độ các tín hiệu âm thanh, hồng ngoại, điện từ, quang học và sóng radar, giúp nó rất khó bị phát hiện bởi các hệ thống phòng thủ cũng như radar của đối phương.

Chính thiết kế sải cánh ngang bè khác thường và các chất liệu tổng hợp đặc biệt của B-2 cũng góp phần vào việc tăng khả năng tàng hình của nó. Ban đầu, Mỹ có dự định lập phi đội 100 chiếc B-2, tuy nhiên, tham vọng này đã không thể thực hiện được và giờ chỉ có 20 chiếc đang được sử dụng.

Máy bay B-52

Máy bay B-52 chiếc máy bay ném bom chiến lược đã được vào biên chế trong không quân Mỹ từ năm 1955. Mỹ đã sử dụng tổng cộng 742 chiếc B-52 ở các phiên bản khác nhau, hiện phiên bản gần nhất là B-52H đang có khoảng 102 chiếc.

Oanh tạc cơ B-52 có khả năng mang tới 27,2 tấn bom (gồm cả bom hạt nhân), tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân. Nó có thể bay xa 7.210km tốc độ bay tối đa 1.000km/h và trần bay đạt 17.000m.

Loại tên lửa hạt nhân nổi tiếng được trang bị trên B-52H là AGM-69 SRAM, có trọng lượng 1 tấn, chiều dài 4,83m. Mỹ đã sản xuất 1.500 loại tên lửa này với giá khoảng 500.000 USD/quả.

Tên lửa ICBM

LGM-30 Minuteman là ICBM khai hoả từ hầm phóng cố định duy nhất đang ở trong biên chế quân đội Mỹ. Tên lửa này do Boeing sản xuất và mang được nhiều đầu đạn phân hướng, dẫn đường độc lập. Minuteman 3 vẫn là trụ cột không thể thay thế của trong bộ 3 răn đe hạt nhân của quân đội Mỹ trong suốt 50 năm qua.

Phiên bản Minuteman 1 xuất hiện vào năm 1962, chỉ mang được 1 đầu đạn thông thường. Đến năm 1965, phiên bản nâng Minuteman 2 đã có thể mang nhiều loại đầu đạn đơn, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân. Đến năm 1970, Minuteman 3 ra đời, ngoài những nâng cấp về tầm bắn và độ chính xác, nó cũng có thể phóng từ xe cơ động.

Minuteman 3 là loại tên lửa 3 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, trọng lượng 35,3 tấn, chiều dài 18,26m, đường kính thân 1,67m. Nó có thể đạt tầm bắn 13.000km với tốc độ 7km/s. Đầu đạn của Minuteman 3 bao gồm nhiều đầu đạn nhỏ, dẫn đường độc lập với sức công phá của mỗi đầu đạn hạt nhân khoảng 170 kiloton tới 500 kiloton.

Hiện quân đội Mỹ có khoảng trên 1.000 đầu đạn hạt nhân chuyên sử dụng cho loại tên lửa này. Giá mỗi tên lửa giờ vào khoảng 3 đến 7 triệu USD.

Tàu ngầm hạt nhân

Loại tàu ngầm duy nhất có khả năng tấn công hạt nhân của Mỹ thuộc lớp Ohio. Hải quân Mỹ hiện có 18 chiếc tàu ngầm Ohio, trong đó 14 chiếc có thể phóng tên lửa đạn đạo đầu đạn hạt nhân và 4 chiếc được biến đổi để mang tên lửa hành trình không có khả năng triển khai hạt nhân.

Mười bốn tàu ngầm Ohio có khả năng phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân nằm trong bộ 3 răn đe hạt nhân của Mỹ. Mỗi chiếc có thể lắp được đến 24 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm Trident II.

Phi đội B-2 Spirit chính thức hoạt động trở lại.

Mỗi tên lửa Trident II có thể mang theo từ 8 đến 14 đầu đạn hạt nhân tấn công các mục tiêu độc lập, ở khoảng cách lên tới gần 10.000km. Nếu là các đầu đạn W76, sức công phá của nó sẽ tương đương 100.000 tấn thuốc nổ TNT còn nếu là đầu đạn W88 lớn hơn, sức công phá sẽ tương đương 475.000 tấn thuốc nổ TNT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.