Bill Gates nêu điểm tích cực từ cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu

GD&TĐ - Cuộc khủng hoảng năng lượng và khả năng chi trả của châu Âu thực sự là điều ‘tốt về lâu dài’ – Tỷ phú Bill Gates cho hay.

Tỷ phú Bill Gates.
Tỷ phú Bill Gates.

Ông giải thích rằng cuộc khủng hoảng trên cuối cùng sẽ buộc lục địa này phải sử dụng năng lượng tái tạo. Ngoài ra, “mọi người sẽ không muốn phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga”.

Đồng sáng lập hãng Microsolf thừa nhận công chúng đã lạc quan một chút về tốc độ chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Ông thừa nhận cần tìm kiếm các nguồn hydrocacbon bên ngoài nước Nga.

Người sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm định hướng khí hậu Breakthrough Energy Ventures cũng mới xuất bản một bài luận có tiêu đề “Trạng thái chuyển đổi năng lượng” trên blog của mình. Phát biểu về lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, Bill Gates lưu ý mục tiêu cuối cùng là chúng ta phải giảm “từ 51 tỷ tấn một năm về 0 trong ba thập kỷ tới”.

Tỷ phú khẳng định sẽ không đúng nếu “rút hết tiền khỏi các lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch", bởi đó hiện là công việc của mọi người và để không bị chết cóng vào mùa đông. Tuy nhiên, ông cho rằng các thị trường khó có thể tự mình chuyển sang năng lượng tái tạo, mà cần có một kế hoạch để đẩy nhanh quá trình.

Mô tả về kế hoạch của mình, Bill Gates cho biết các công nghệ mới nhằm sản xuất năng lượng sạch nên được phát minh và nhân rộng theo cách “công bằng” để không khiến các nước đang phát triển gặp khó khăn. Việc giúp mọi người thích nghi với hoàn cảnh mới bằng cách tài trợ cho các ngành như 'khoa học cây trồng' là điều cần thiết. Bill Gates và Công ty kinh doanh năng lượng đột phá của ông cũng đang đầu tư vào lĩnh vực này.

EU gần đây đã đồng ý cắt giảm 15% nhu cầu khí đốt trong mùa đông để chuẩn bị cho khả năng nguồn cung khí đốt từ Nga bị gián đoạn.

Tuy nhiên, đầu tháng này, cơ quan quản lý khí đốt tự nhiên của Đức tiết lộ nước này đã thực sự sử dụng lượng khí đốt nhiều hơn 14,5% trong tháng 9 so với mức trung bình 5 năm. Điều này cảnh báo tình trạng thiếu hụt sẽ khó tránh khỏi trừ khi người tiêu dùng cắt giảm lượng sử dụng của họ.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ