Biết gì về năng lực quân sự của Triều Tiên

GD&TĐ -Bình Nhưỡng từ lâu đã tuyên bố rằng, họ có một lượng lớn pháo binh và thiết bị quân sự sẵn sàng hướng về phía biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Triều Tiên tổ chức lễ triển khai 250 bệ phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật mới đến biên giới với Hàn Quốc, ngày 4/8/2024
Triều Tiên tổ chức lễ triển khai 250 bệ phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật mới đến biên giới với Hàn Quốc, ngày 4/8/2024

Triều Tiên phô trương sức mạnh quân sự

Biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc được coi là một trong những biên giới quân sự hóa nhất thế giới, và Bình Nhưỡng từ lâu đã tuyên bố rằng, họ có một lượng lớn pháo binh và thiết bị quân sự hướng về phía nam.

Hôm 4/8, Triều Tiên đã tổ chức lễ triển khai 250 bệ phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật mới đến biên giới với Hàn Quốc tại Bình Nhưỡng.

Buổi lễ được coi là sự phô trương sức mạnh quân sự của Bình Nhưỡng, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, khi Triều Tiên tham gia vào "quan hệ đối tác chiến lược" quân sự mới với Nga vào tháng 6/2024.

Mặc dù các bức ảnh dường như cho thấy hàng chục xe phóng di động màu xanh lá cây và xe tải được trang bị bệ phóng tên lửa được bố trí phía sau cabin lái xe, nhưng không rõ liệu có bất kỳ xe nào có tên lửa hoạt động trong sự kiện diễn ra vào ngày 4/8 hay không.

Joseph Dempsey, cộng sự nghiên cứu về phân tích quốc phòng và quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, ngày 5/8 cho biết rằng, rất khó để đánh giá xem có tên lửa nào được nạp trong buổi lễ hay không, nhưng "có vẻ như không có khả năng và phi logic dựa trên tính thực tế và an toàn".

Kể từ khi tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên cách đây hơn một thập kỷ, Triều Tiên đã nâng cao năng lực vũ khí của mình, với tham vọng thu nhỏ đầu đạn để có thể lắp vào tên lửa tầm xa.

Các chuyên gia phân tích quân sự thế giới cho biết, Triều Tiên có thể đã sản xuất một kho đầu đạn hạt nhân nhỏ, nhưng vẫn chưa có bằng chứng chứng minh liệu họ có thể làm cho chúng đủ nhỏ và nhẹ để lắp vào tên lửa hay không.

Khả năng triển khai đầu đạn hạt nhân trên bất kỳ loại tên lửa nào của Triều Tiên vẫn chưa được chứng minh.

Căng thẳng gia tăng

Bình Nhưỡng đã cảnh báo vào cuối năm ngoái rằng, họ sẽ triển khai thiết bị quân sự mới dọc theo đường phân định quân sự ngăn cách nước này với Hàn Quốc, sau khi Seoul rút lui một phần khỏi thỏa thuận năm 2018 được thiết kế để giảm bớt căng thẳng dọc biên giới.

Nhưng bất kỳ thiện chí nào được tạo ra bởi thỏa thuận đã bốc hơi trong những năm gần đây, và cả hai nước hiện đã chính thức từ bỏ nó.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong un, người không nhận được những nhượng bộ mà ông muốn từ Mỹ và Hàn Quốc trong các cuộc đàm phán tiếp theo sau năm 2018, kể từ đó đã đẩy mạnh chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, cam kết cung cấp cho Bình Nhưỡng một khả năng răn đe hạt nhân giống như Washington sở hữu.

Để đáp trả sự gia tăng của Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc cùng với Nhật Bản đã tăng cường hợp tác quân sự thông qua các cuộc tập trận và triển khai mà Bình Nhưỡng coi là mối đe dọa.

Đã có ít nhất ba vụ việc Hàn Quốc bắn cảnh cáo kể từ tháng 5/2024 sau khi quân nhân Triều Tiên vượt qua ranh giới phân định, điểm giữa của Khu phi quân sự giữa hai nước.

Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giàu có nhưng kém văn minh

GD&TĐ - Mạng xã hội đang lan truyền đoạn clip nói về một người đàn ông ở Nha Trang có hành vi kém văn minh.