Biến đổi lớn ở BRICS

GD&TĐ - Ngày 24/8, Tổng thống Nam Phi cho biết lãnh đạo BRICS đã quyết định mời Argentina, Ai Cập, Iran, Ethiopia, UAE và Ả Rập Saudi tham gia nhóm.

(Từ trái sang phải) Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại thượng đỉnh BRICS 2023 ở Johannesburg, Nam Phi.
(Từ trái sang phải) Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại thượng đỉnh BRICS 2023 ở Johannesburg, Nam Phi.

Tư cách thành viên của các nước trên sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 – Tổng thống Ramaphosa nói tại hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi.

Tổng thống Nam Phi cho biết, các nhà lãnh đạo các nước BRICS tin rằng đã đến lúc sử dụng đồng nội tệ và các hệ thống thanh toán thay thế.

“Với tư cách là BRICS, chúng tôi sẵn sàng khám phá các cơ hội để cải thiện sự ổn định, độ tin cậy và công bằng của cấu trúc tài chính toàn cầu” – ông nói.

Theo ông Ramaphosa, việc kết nạp thành viên mới vào BRICS là giai đoạn đầu tiên trong quá trình mở rộng của nhóm. Các nhà lãnh đạo BRICS đã thông qua tuyên bố cuối cùng sau thượng đỉnh Johannesburg.

Tổng thống Nam Phi nói thêm rằng BRICS quan ngại về các xung đột trên thế giới và khẳng định khối này ủng hộ một giải pháp hòa bình thông qua đối thoại.

Nói tại hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi qua video, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, “vấn đề về đồng tiền thanh toán chung là một vấn đề phức tạp, nhưng chúng tôi sẽ hướng tới giải quyết những vấn đề này bằng cách này hay cách khác”.

Về phần mình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói rằng nước ông hoan nghênh việc mời các quốc gia mới tham gia BRICS và điều này sẽ góp phần củng cố tổ chức này.

"Ấn Độ luôn hoàn toàn ủng hộ việc tăng thành viên BRICS.

Ấn Độ luôn tin rằng các thành viên mới sẽ củng cố hơn nữa BRICS với tư cách là một tổ chức và tạo động lực mới cho những nỗ lực chung của chúng ta...

Tôi rất vui vì các nhóm của chúng ta đã cùng thống nhất về các hướng dẫn, tiêu chuẩn, tiêu chí và thủ tục mở rộng và dựa trên đó, chúng tôi đã đồng ý mời Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và UAE tham gia BRICS.

Trước hết, tôi xin gửi lời chúc mừng chân thành nhất tới các nhà lãnh đạo và nhân dân những quốc gia này” - ông Modi nói tại cuộc họp báo truyền thông tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, việc mở rộng BRICS hiện nay là sự kiện lịch sử thể hiện quyết tâm của nhóm trong hợp tác với các nước đang phát triển.

Ông Tập cho biết thêm, quyết định mở rộng BRICS đáp ứng mong đợi của cộng đồng quốc tế và lợi ích chung của các nước đang phát triển.

Tổng thống Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Sheikh Mohamed bin Zayed Al Nahyan cảm ơn BRICS đã chấp thuận đơn đăng ký gia nhập của nước ông.

"Chúng tôi tôn trọng tầm nhìn của lãnh đạo BRICS và đánh giá cao việc đưa UAE trở thành thành viên của nhóm quan trọng này.

Chúng tôi mong muốn tiếp tục cam kết hợp tác vì sự thịnh vượng, phẩm giá và lợi ích của tất cả các quốc gia và người dân trên khắp thế giới" - ông Nahyan nói.

Trước đó, Ngoại trưởng Nam Phi Naledi Pandor cho biết BRICS đã nhất trí về vấn đề mở rộng và thông qua một tài liệu nêu rõ các nguyên tắc của tổ chức này.

BRICS gồm các nền kinh tế đang phát triển lớn nhất thế giới: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Khoảng 20 quốc gia khác đã bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập nhóm, Đại sứ phụ trách châu Á và BRICS của Nam Phi Anil Sooklal cho biết đầu tháng này.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS do Johannesburg đăng cai tổ chức diễn ra từ 22-24/8, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT

Đến với bài thơ hay: Ngọt ngào tình mẹ

GD&TĐ - Tôi thực sự ấn tượng với bài thơ “Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương, như một bản nhạc du dương, êm dịu về tình mẫu tử thiêng liêng.

Ảnh minh họa.

Đến với bài thơ hay: Yêu con

GD&TĐ - Bài thơ mở ra với cụm từ 'yêu con' giản dị nhưng sâu sắc, tựa trời cao, biển rộng, như tình yêu không bờ bến.

Cô và trò Trường PTDT bán trú THCS Lũng Chinh (Mèo Vạc, Hà Giang) trong giờ học ngoại khóa. Ảnh: INT

Bảo vệ danh dự, uy tín người thầy

GD&TĐ - Theo luật sư, không công khai thông tin về sai phạm của giáo viên khi chưa có kết luận chính thức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật...