Biến chứng sau nâng mũi, người phụ nữ bỗng chốc biến thành... "quỷ Dạ Xoa"

“Tiền mất tật mang, tôi xấu hổ đến mức không dám bước ra đường”, bà Hòa nghẹn ngào kể lại trải nghiệm khi nâng mũi.

Biến chứng sau nâng mũi, người phụ nữ bỗng chốc biến thành... "quỷ Dạ Xoa"

Nâng mũi ngày càng trở thành phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ Việt Nam lựa chọn để cải thiện nhan sắc. Tuy nhiên, dù là ca phẫu thuật đơn giản, bạn vẫn có thể gặp phải biến chứng.

Không dám ra đường vì chiếc mũi biến dạng

Cách đây 3 năm, bà Lâm Thục Hòa (59 tuổi, ngụ TP.HCM) gặp tai nạn giao thông khiến chiếc mũi bị tổn thương nhỏ. Tuy nhiên, vì nôn nóng muốn dáng mũi đẹp hơn, bà đã đến một cơ sở thẩm mỹ để phẫu thuật.

Theo bà Hòa, tại đây, bác sĩ đã tiến hành cắt đầu mũi, lấy phần da thịt trên cơ thể đắp vào để định hình mũi. Bà mất 45 triệu đồng cho ca phẫu thuật này. Sau vài tháng, vết thương ở đầu mũi của bà ngày càng bị hở lớn.

 Chiếc mũi của bà Hòa bị biến dạng sau khi làm đẹp. Ảnh: HL.

Chiếc mũi của bà Hòa bị biến dạng sau khi làm đẹp. Ảnh: HL.

“Khi tôi tìm đến cơ sở này, các nhân viên không cho gặp bác sĩ, không giải thích nguyên nhân tại sao mũi bị hở. Họ ra điều kiện muốn gặp bác sĩ để sửa lại mũi, tôi phải bỏ tiền. Nhưng lúc này tiền đã hết, tôi đành chấp nhận để họ lấy thuốc dán mũi lại và ra về”, bà Hòa uất ức kể.

Chiếc mũi của người phụ nữ này ngày càng biến dạng, tách làm đôi, phần đầu mũi bị mất hoàn toàn. “Tiền mất tật mang, tôi xấu hổ đến mức không dám bước ra đường vì bị người ta nói là quỷ Dạ Xoa”, bà Hòa nghẹn ngào.

Phẫu thuật càng đơn giản, rủi ro càng nhiều

Theo TS.BS Nguyễn Thiện Khánh, thành viên Hội Phẫu thuật thẩm mỹ - Tạo hình (Mỹ), nâng mũi là một loại hình phẫu thuật an toàn nếu bác sĩ và cơ sở y tế uy tín, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu an toàn về phẫu thuật.

Nếu phẫu thuật nâng mũi không an toàn, bệnh nhân sẽ gặp phải một số biến chứng:

Nhiễm trùng da, hoại tử mũi

Một số bệnh nhân sau khi phẫu thuật nâng mũi có triệu chứng sưng đỏ đầu mũi, chảy dịch vàng, có mùi khó chịu. Các biểu hiện này nhanh chóng dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử da mũi.

Theo bác sĩ Khánh, đây là biến chứng nghiêm trọng nhất trong phẫu thuật nâng mũi.

 Diễn viên Phi Thanh Vân từng gặp biến chứng sau nhiều năm đặt silicone trong sống mũi. Ảnh: Vietnamnet.

Diễn viên Phi Thanh Vân từng gặp biến chứng sau nhiều năm đặt silicone trong sống mũi. Ảnh: Vietnamnet.

Nguyên nhân của biến chứng này thường là môi trường phẫu thuật không đủ vô trùng, vật liệu nâng không đạt chuẩn hoặc kỹ thuật mổ không đúng. Ngoài ra, cơ thể bệnh nhân không thích ứng được với chất liệu độn và không được chăm sóc, theo dõi tốt sau mổ cũng có thể khiến mũi bị nhiễm trùng, hoại tử.

Không đạt các tiêu chuẩn thẩm mỹ

Các tiêu chuẩn thẩm mỹ sau khi phẫu thuật không được như mong đợi cũng được gọi là biến chứng. Cụ thể, sống mũi cao quá hoặc thấp quá, sống mũi đặt thô và bị lệch, đầu mũi không đủ độ cao, da mỏng và đỏ, cánh mũi không đều hoặc to bè.

Để hạn chế các rủi ro này, bác sĩ Khanh cho biết chị em cần chọn bác sĩ nhiều kinh nghiệm, địa chỉ thẩm mỹ có đầy đủ trang thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn Bộ Y tế quy định.

Khi chọn phương pháp nâng mũi, chị em cần được tư vấn, chọn vật liệu phù hợp với cơ thể. Các vật liệu nâng mũi dù là tự thân hay nhân tạo đều có thể phù hợp với mũi người này nhưng lại không hợp với người kia.

Theo Tri thức trực tuyến

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.