Khi được chiêm ngưỡng băng tuyết, trong lòng mỗi người chúng ta không khỏi trào dâng những cảm xúc khó tả. Ngoài tác dụng bảo quản đồ ăn tươi sống, băng tuyết còn có khả năng duy trì sự sống cho nhiều sinh vật. Tuy nhiên, con người không giống như các loài động vật, không thể thích ứng với nhiệt độ ngoài trời mà làm cho nhiệt độ cơ thể hạ xuống rất thấp để duy trì sự sống. Kỳ lạ hơn nữa là người bình thường không ăn uống vẫn thể sống trong 2 tháng quả là không thể tin nổi. Thế nhưng, câu chuyện lạ lùng ấy đã xảy ra với anh Peter Skyllberg – người được xem như đã tạo nên kỳ tích để đời. Người đàn ông 44 tuổi này bị vùi trong núi tuyết phía Bắc Thụy Điển suốt 2 tháng mà vẫn có thể sống sót khiến mọi người vô cùng cảm phục.
Cảnh sát tưởng chiếc ô tô chở Peter bị đâm cháy
Các bác sĩ Thụy Điển ca ngợi tình huống này như là sự kiện để đời, còn các chuyên gia thời tiết kinh ngạc nói rằng không ai đó có thể chịu đựng được ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy trong một thời gian dài. Lúc được phát hiện, Peter đã đang trong tình trạng suy yếu. Cảnh sát còn tưởng rằng chiếc ô tô chở anh Peter bị đâm cháy, nhưng khi đào sâu xuống lớp tuyết khoảng 1 mét thì phát hiện anh đang nằm cuộn lại trong một chiếc túi ngủ ở ghế sau xe. Peter đang ở tình trạng vô cùng đói khát, anh không thể đi lại, cũng không nói chuyện được.
Các chuyên gia cho rằng anh may mắn sống sót nhờ rơi vào một loại trạng thái ngủ đông. Ngủ đông là trạng thái hạ thân nhiệt có điều hòa ở động vật. Hiện tượng này xảy ra trong vài ngày hoặc hàng tuần giúp cho động vật tiết kiệm năng lượng trong mùa đông. Thông thường, chúng ta chỉ bắt gặp trạng thái ngủ đông của các loài động vật như chuột, dơi, sóc, rắn... Trạng thái ngủ đông ở con người thực sự hi hữu. Trạng thái này làm chậm quá trình trao đổi chất và giúp Skyllberg thoát khỏi lưỡi hái của tử thần.
Khi cảnh sát tìm thấy chiếc xe, nhiệt độ ngoài trời âm 30 độ C. Bác sĩ Stephan Branth cho biết, Peter đang tiến vào trạng thái ngủ đông, nhiệt độ cơ thể được điều chỉnh đến khoảng 31 độ, do đó năng lượng cơ thể không bị tiêu hao hết quá nhanh. Tuy nhiên, cũng có những bác sĩ khác không đồng ý với lập luận này, cho rằng con người không có cơ chế tự điều chỉnh nhiệt độ hạ thấp xuống. Đây quả là hiện tượng hy hữu.
Trạng thái ngủ đông ở con người là vô cùng hi hữu (Ảnh minh họa)
Câu chuyện kì diệu này phải chăng chỉ là con số 1% quá may mắn hay thực tế, tất cả chúng ta đều có thể làm như vậy?
Trong một thí nghiệm năm 2005, các nhà khoa học đã được chứng kiến quá trình ngủ đông lần đầu tiên ở loài chuột sau khi tiêm vào cơ thể chúng khí hyđrô sunphát liều cao. Khi khí gas đi vào cơ thể, nó sẽ dần thay thế mọi vị trí của ôxy rồi ngắt toàn bộ quá trình trao đổi chất của chuột, nhiệt độ cơ thể cũng hạ thấp dần. Vài tiếng sau, các nhà khoa học thay thế khí hyđrô sunphát bằng không khí thường, những chú chuột thí nghiệm đã tỉnh lại và không có bất cứ biểu hiện bất thường nào.
Tuy nhiên, dù có bất cứ giải thích nào đi chăng nữa, chúng ta không thể phủ nhận, khi gặp phải hoàn cảnh nguy hiểm, ý chí muốn sống sót là rất quan trọng. Câu chuyện kỳ lạ này cũng như hàng trăm câu chuyện kể về ý chí mạnh mẽ của con người. Rõ ràng, người ta vẫn luôn kinh ngạc trước ý chí phi thường ấy. Nó mạnh mẽ tới mức dù sống trong hoàn cảnh, môi trường như thế nào thì người ta vẫn chọn sống tiếp và sẵn sàng vượt qua thử thách dù có phải cố gắng đến hơi thở cuối cùng. Anh Peter sống được qua hai tháng vùi trong tuyết có lẽ là nhờ anh không đánh mất hi vọng sinh tồn, luôn tin tưởng vào ý chí của bản thân.