Bí quyết nấu món cháo lòng thơm ngon, sánh đặc như ngoài hàng

Cháo lòng là món cháo đã hình thành từ rất lâu đời, và cũng là món khoái khẩu của nhiều người. Vậy làm thế nào để nấu món cháo lỏng được chuẩn vị như xưa.

Bí quyết nấu món cháo lòng thơm ngon, sánh đặc như ngoài hàng

Cháo lòng là món ăn đã hình thành từ rất lâu đời, góp phần không nhỏ vào việc hình thành nên bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Cháo lòng được nấu theo phương thức nấu cháo thông thường, kết hợp với nước dùng ngọt được ninh từ xương lợn (có thể lấy thêm từ nước luộc lòng lợn) và thứ nguyên liệu khiến tô cháo trở nên đặc biệt chính là các món phủ tạng lợn luộc. 

Nguyên liệu cần có để có một nồi cháo lòng ngon đúng chuẩn

  • 200 gr gạo
  • 2 lít nước dùng gà hoặc heo
  • 10 gr muối
  • 10 gr hạt nêm
  • 15 ml nước mắm
  • 5 gr tiêu
  • 30 ml huyết tươi
  • 100 gr huyết
  • 100 gr tim heo
  • 100 gr lòng heo
  • 50 gr da heo
  • 100 gr gan heo
  • 50 gr gừng
  • 50 gr ớt

Hướng dẫn chi tiết cách nấu cháo lòng

Gạo nấu cháo: Gạo nấu cháo sẽ là hỗn hợp của cả gạo nếp và gạo tẻ bởi như vậy thì nồi cháo sẽ thơm và mềm hơn. Trong đó, gạo nếp chiếm khoảng 1/3 lượng gạo. Đây chính là bí quyết để nồi cháo lòng thơm ngon, sánh đặc như ngoài hàng.

Xương lợn: Xương được dùng để ninh lấy nước nấu cháo, giúp nồi cháo được ngọt và ngon hơn. Phần xương lợn bạn có thể chuẩn bị xương cục hoặc xương ống với khối lượng khoảng nửa cân, không cần quá nhiều.

Phủ tạng lợn: Để nấu cháo lòng, phần phủ tạng lợn là nguyên liệu quan trọng nhất. Phần phủ tạng này bạn cần chuẩn bị bao gồm: Lưỡi lợn (1/2 cái), tiết lợn (2 lạng), tim, gan, lòng non, lòng già, dạ dày, lá lách…

Trong lúc chờ ninh xương, bạn vo lẫn gạo tẻ và gạo nếp rồi sau đó cho gạo vào ngâm. Bạn cũng có thể giã dập hột gạo trước khi ngâm để khi nấu cháo gạo được nở bung nhanh hơn và nồi cháo sánh hơn.

Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu khác

Bí quyết nấu món cháo lòng thơm ngon, sánh đặc như ngoài hàng ảnh 4

Phần lưỡi lợn, bạn đem rửa sạch và bóp kỹ với chanh, dấm, muối cho sạch mùi hôi. Phần lòng lợn và các phần phủ tạng khác, bạn cũng thực hiện tương tự.

Làm sạch xong, bạn cho hết các phần nguyên liệu này vào luộc chín. Riêng với phần lòng già, bạn sẽ tiến hành dồi với phần tiết + mỡ + đỗ + rau gia vị + lạc rang giã nhỏ rồi sau đó mới luộc chín sau.

Làm món dồi lợn – cách nấu cháo lòng ngon

Chia phần tiết lợn đã chuẩn bị làm hai phần. Một phần, bạn để cho tiết đông lại rồi đem luộc chín cùng với phần phủ tạng. Phần thứ hai, bạn cho một chút gia vị + hành răm đánh đều rồi để nguyên, khi nào cháo gần được sẽ cho vào nồi cháo.

Bước 3: Hoàn thiện món cháo lòng

Khi xương đã ninh được, bạn cho phần gạo đã ngâm vào nấu cháo. Nên nấu ở mức lửa vừa phải để hạt cháo chín đều và nở bung. Trong quá trình nấu, thỉnh thoảng bạn khuấy đều tay và khuấy nhẹ để cháo không bị khê.

Khi nồi cháo ninh với nước xương gần được, bạn cho tiếp phần nước luộc lòng vào khuấy đều và tiếp tục ninh cháo như bình thường. Cứ đun nhỏ lửa như vậy cho tới khi nồi cháo chuẩn bị được thì bạn trút phần tiết đã pha vào, khuấy đều và đun sôi cháo khoảng 3 – 5 phút nữa thì rắc phần rau thơm gia vị thái nhỏ vào nồi.

Thành phẩm:

Cháo có vị thơm ngon của gạo nếp, sánh đặc và có vị ngọt của nước hầm xương.

Để thưởng thức cháo lòng, bạn múc phần cháo ra bát và ăn kèm với phần phủ tạng luộc chín, thái nhỏ cùng các loại rau thơm đã chuẩn bị.

Phần cháo này nên được ăn khi nóng, có rắc kèm một chút hạt tiêu đen và dấm tỏi sẽ rất thơm ngon.

Theo Phununews.vn

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ