Kinh nghiệm để làm bài trắc nghiệm đạt kết quả cao thì học sinh không nên đọc lướt tất cả các câu hỏi, vì như thế rất mất thời gian, hơn nữa khi đọc lướt qua như vậy mà không cẩn thận dẫn đến việc hiểu sai đề và định hướng sai.
Theo thầy Dũng: Để đạt được điểm cao ngoài việc phải trang bị cho mình đầy đủ về kiến thức cần thiết, thì cũng cần có kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm
Thi trắc nghiệm vừa dễ, vừa khó. Dễ ở chỗ các em không học cũng có thể hoàn thành bài thi của mình bằng cách chọn tù mù. tất nhiên điểm sẽ không cao
Khó ở chổ, học sinh phải làm được 50 câu hỏi thi đại học, chọn được đáp án đúng trong thời gian 90 phút.
Câu hỏi thường chia thành ba cấp độ khác nhau. Tuy nhiên việc phân định các cấp độ câu hỏi chỉ có tính chất tương đối:
Mức độ 1: Câu hỏi dễ (đọc lời dẫn biết được đáp án luôn, hoặc có hướng làm tường minh, chỉ cần áp dụng 1 hoặc hai công thức thì cho kết quả ngay, tức là không mất nhiều thời gian).
Thường là câu hỏi lý thuyết, hoặc kiểm tra kiến thức như các công tính, tính các đại lượng thường gặp có sẵn các công thức tính.
Mức độ 2: Câu hỏi trung bình (đọc biết hướng làm, song cần nhiều thời gian để suy ngẫm) thường là các bài toán cần vận dụng nhiều kiến thức, nhiều công thức, qua nhiều phép biến đổi thì mới cho ra kết quả.
Mức độ 3: Câu hỏi khó (đọc xong không hiểu gì, không có hướng làm).
Học sinh nên bắt tay vào làm từng câu. Đọc câu hỏi nhanh và cẩn thận. Vì vậy các em cần luyện tập bằng cách làm nhiều đề thì sẽ thành quen, khi làm ta nên ước lượng thời gian và qua ba vòng như sau:
Vòng 1: Làm hết các câu hỏi dễ: Nếu gặp câu hỏi dễ thì chọn ngay đáp án, những câu này cần cẩn thận để đáp án chắc chắn đúng, khi chọn đáp án cần chú ý tới đơn vị của đại lượng vật lý cần tính. Đánh dấu lại dưới ký hiệu (+) và không phải xem lại.
Vòng 2: Làm hết các câu hỏi trung bình: Các câu hỏi này khi gặp ở vòng 1 tạm thời bỏ qua. Đánh dấu lại dưới ký hiệu (-), tức là chưa làm. Để quay lại làm ở vòng 2, đỡ mất thời gian chết.
Vòng 3: Làm các câu khó: Các câu hỏi khó khi gặp ở vòng 1, 2 tạm thời bỏ qua. Đánh dấu lại dưới ký hiệu (*) (tức là không có hướng giải).
Khi đọc ở vòng 1 và 2 không có hướng giải, nhưng biết đâu đọc lại, cẩn thận hơn ta thấy nó không khó như ta nghĩ thì cố làm cho ra đáp án đúng.
Sau khi xong vòng một, ta đã làm xong các câu hỏi ở mức độ 1. Với độ chính xác cao. Thì quay sang làm vòng 2, ở các câu hỏi đánh dấu (-), câu nào làm được thêm vào thành dấu (+) như vòng 1. Sau khi làm hết mức độ 2, làm tiếp các câu hỏi mức độ 3.
Sau khi làm xong các câu hỏi với mức độ chắc chắn đáp án đúng cao . Nếu còn nhiều thời gian ta nên tiếp tục tìm cách giải các câu hỏi còn lại.
Trường hợp xấu nhất là không còn thời gian thì không còn cách nào khác là “hên xui”, chọn ngẫu nhiên.
Tuy nhiên cũng không thể phó mặc cho số phận mà chọn ngẫu nhiên. Các em cần dành ra ít giây để thống kê có bao nhiêu đáp án A, B, C, D chắc chắn đúng mà các em đã chọn, để đoán định sự phân bố phần trăm các đáp án.
Ví dụ: Đã chọn 12 đáp án A, 10 đáp án B, 6 đáp án C, 11 đáp án D. Tức là với 50 câu trắc nghiệm các em còn lại 11 câu chưa rõ đáp án nào thì xác xuất vào đáp án C là cao nhất. và các em nên chọn đáp án C cho các câu không thể làm ra.