Tạo ấn tượng bằng phương tiện trực quan
Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu nhận được bằng trực quan. Dựa vào đặc điểm này và trên thực tế các phương tiện trực quan phục vụ cho dạy học sinh học tương đối phong phú, giáo viên có thể sử dụng một cách hợp lí, tăng cường tính trải nghiệm cho học sinh để các em ghi nhớ kiến thức nhanh hơn và lâu hơn.
Việc gây ấn tượng bằng các phương tiện trực quan không có nghĩa là phương tiện trực quan đó phải ấn tượng. Đối với Sinh học 9, phương tiện trực quan chủ yếu là hệ thống tranh ảnh, bản thân các tranh ảnh này lại không có nhiều sức hút với học sinh.
Vậy làm thế nào để học sinh có thể chú ý đến mức ghi nhớ, để lại ấn tượng trong trí nhớ của các em? Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo để gắn cho những bức tranh, hình ảnh những điểm đặc biệt, gây bất ngờ thú vị.
Gây ấn tượng trong quá trình dẫn dắt vào bài mới hoặc vào một mục nào đó của bài: Ví dụ khi dạy bài 31 – Công nghệ tế bào, mục II.1.
Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng, giáo viên có thể chiếu hình ảnh gây sự chú ý của học sinh để đặt vấn đề vào mục:
Giáo viên: Các em hãy quan sát hình ảnh và những con số sau, từ đó hãy trả lời câu hỏi: “Em có suy nghĩ gì?”
Sau khi học sinh đã quan sát, nhận xét, các em sẽ cảm thấy tò mò, đặt ra câu hỏi “Làm thế nào?” thì giáo viên sử dụng tranh vẽ (hình 31) để học sinh tiếp tục tìm hiểu.
Gây ấn tượng trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học: Ví dụ khi sử dụng tranh vẽ (hình 2.1 – Sơ đồ thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan) để hình thành nội dung kiến thức, giáo viên có thể dẫn dắt bằng bài thơ tự sáng tác:
Đến đây, giáo viên đặt câu hỏi: Giữa hai cây hoa trắng và đỏ, cây nào đóng vai trò cơ thể bố, cây nào đóng vai trò cơ thể mẹ? → Học sinh quan sát kĩ tranh và kết hợp đoạn dẫn của giáo viên để trả lời.
Giáo viên tiếp tục: Hỏi sao chưa được “anh” ơi?
Vì “anh” có phấn, chín rồi rụng ngay
Muốn tôi “sang” được lần này
“Anh” phải cắt nhị từ ngày còn non
Vậy là mọi thứ vuông tròn
Giao phấn. F1 là con chúng mình.
Giáo viên: Tại sao hoa của cơ thể được chọn làm mẹ lại phải khử nhị từ khi còn non? Hãy tóm tắt lại các bước của quá trình thụ phấn nhân tạo ở đậu Hà Lan.
Học sinh dựa vào thông tin trong bài thơ kết hợp với phân tích tranh vẽ để trả lời.
Học sinh có thể học thuộc bài thơ để hình dung lại nội dung tranh vẽ và qua đó nhớ được quy trình thụ phấn nhân tạo.
Ngoài việc sử dụng những phương tiện trực quan sẵn có trong phòng đồ dùng, giáo viên cũng có thể tìm kiếm và khai thác thêm những phương tiện trực quan khác.
Với Internet và các phần mềm trình chiếu được sử dụng trong giảng dạy hiện nay, không quá khó khăn để giáo viên có thể tìm thấy giới thiệu những hình ảnh phù hợp với nội dung bài dạy và gây ấn tượng để thu hút sự chú ý của học sinh vào bài.
Tạo ấn tượng bằng cách thức trình bày
Trong chương trình sinh học 9, ở một số chương có thể bắt gặp những bài với nội dung được trình bày tương tự nhau. Dựa vào đặc điểm này, giáo viên có thể tạo ra cách thức trình bày giống nhau, qua đó học sinh khi đã nắm được nội dung này thì dễ dàng để liên hệ và nhớ tới nội dung kia, đồng thời cũng thuận lợi cho học sinh khi trả lời các câu hỏi so sánh.
Ví dụ 1: Khi dạy các quá trình nguyên phân và giảm phân trong chương II, giáo viên có thể trình bày một số nội dung theo cùng cách thức:
Nội dung | QT nguyên phân | QT giảm phân | |||
Giảm phân I | Giảm phân II | ||||
Nơi xảy ra | Tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai (2n). | Tế bào sinh dục thời kì chín (2n). | |||
Diễn biến cơ bản của NST trong từng kì | Kì trung gian | Các NST dạng sợi mảnh, duỗi xoắn. Sau đó, mỗi NST đơn tự nhân đôi thành NST, trung tử tự nhân đôi. | Các NST dạng sợi mảnh, duỗi xoắn. Sau đó, mỗi NST đơn tự nhân đôi thành NST, trung tử tự nhân đôi. | Diễn ra trong thời gian rất ngắn và không có sự tự nhân đôi NST. | |
Kì đầu | Các NST đóng xoắn và co ngắn, gắn với các sợi của thoi phân bào ở tâm động. | Các NST đóng xoắn và co ngắn. Sau đó, diễn ra sự tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc, chúng có thể bắt chéo với nhau, sau đó chúng tách nhau ra. | Các NST co lại cho thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội). | ||
Kì giữa | Các NST đóng xoắn cực đại, xếp thành 1 hàng dọc ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. | Các NST đóng xoắn cực đại, xếp thành 2 hàng dọc ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. | Các NST kép tập trung xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. | ||
Kì sau | Hai crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm dộng thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào. | Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực tế bào. | Hai crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm dộng thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào. | ||
Kì cuối | Các NST dãn xoắn, dài ra dạng sợi mảnh. | Các NST kép nằm gọn trong hai bộ nhân đơn bội mới tạo thành. | Các NST đơn nằm gọn trong bộ nhân đơn bội mới tạo thành. | ||
Kết quả | 1 tế bào mẹ (2n) → 2 tế bào con (2n) | 1 tế bào mẹ (2n) → 2 tế bào con (n kép) | 2 tế bào (n kép) → 4 tế bào con (n đơn) |
Tạo ấn tượng bằng hình thức làm nảy sinh mâu thuẫn
Học sinh thường dễ bị thu hút sự chú ý bởi những điều mới lạ, trong đó có những điều mâu thuẫn với những gì được cho là đúng. Trong dạy học cần thường xuyên tạo ra những mâu thuẫn giữa cái đã có với cái mới, từ đó kích thích học sinh tìm hiểu để thỏa trí tò mò. Mâu thuẫn và lời giải cho mâu thuẫn đó chính là những yếu tố sẽ được lưu giữ lâu hơn trong trí nhớ của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài 13 – Di truyền liên kết, mục I – Thí nghiệm của Menđen, để dẫn dắt học sinh vào bài và cũng nhằm thu hút sự chú ý, giáo viên tạo ra sự mâu thuẫn thông qua kết quả của bài tập về nhà đã được học sinh chữa trên bảng.
Nội dung bài tập: Ở ruồi giấm cho biết gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với gen b quy định thân đen, gen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với gen v quy định cánh cụt.
Cho lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen cánh cụt thu được F1. Cho ruồi đực F1 lai phân tích. Xác định kết quả thu được ở đời con của phép lai phân tích.
Vì mới chỉ được học các quy luật di truyền của Menđen nên học sinh sẽ cho rằng các cặp tính trạng trên di truyền độc lập với nhau (mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể) và sự di truyền của các cặp tính trạng tuân theo quy luật phân li độc lập.
Như vậy đời con của phép lai phân tích sẽ có tỉ lệ là 1 thân xám, cánh dài : 1 thân xám, cánh cụt : 1 thân đen, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.
Thực tế, sau khi nghiên cứu về thí nghiệm của Moocgan thì kết quả không đúng như vậy. Từ đó, trong suy nghĩ của học sinh đặt ra câu hỏi: Tại sao lại có sự sai khác về kết quả ở F1? Quy luật phân li độc lập của Menđen liệu có sai không? → Học sinh tập trung để tìm ra câu trả lời.