Điều đó được thể hiện ở số ca bệnh hàng năm giảm xuống, tỷ lệ tử vong do bệnh Ung thư dạ dày ở Nhật Bản giảm xuống liên tục và tỷ lệ phát hiện sớm Ung thư dạ dày gia tăng.
Ở các nước công nghiệp phát triển, tỷ lệ Ung thư dạ dày được phát hiện ở mức thấp so với các loại Ung thư khác. Tuy nhiên, tình hình lại trái ngược ở Nhật Bản, nước này có tỷ lệ Ung thư dạ dày cao, thậm chí cao hơn nhiều nước đang phát triển. Đây cũng là loại Ung thư phổ biến nhất tại Nhật Bản với khoảng 88 người mắc trong 100,000 người (WHO, 2002).
Một số yếu tố khiến cho bệnh Ung thư dạ dày ở Nhật Bản trở nên phổ biến như chế độ ăn nhiều món muối (kim chi, cà muối, hoa quả muối…), đồ ăn hun khói, đặc biệt là tỷ lệ nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (gọi tắt là vi khuẩn Hp) cao và độc tính CagA, VacA của chúng… Dựa trên các nguyên nhân đó, nhiều chương trình phòng chống và phát hiện sớm Ung thư dạ dày đã được triển khai mạnh mẽ tại Nhật Bản trong hơn 1 thập kỷ nay.
Uống trà
Ở Nhật Bản, trẻ nhỏ khi tới lớp được uống 1 chén trà trước khi vào học. Trẻ em Nhật Bản được dạy răng trà là một đồ uống tốt cho sức khỏe của cơ thể. Họ khuyến khích trẻ sử dụng trà hàng ngày.
Thực tế, trong lá trà có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp dọn dẹp gốc tự do, nguyên nhân trực tiếp gây biến đổi tế bào dẫn tới Ung thư. Ngoài ra một số loại kháng sinh tự nhiên trong trà cũng có tác động lên các loại vi sinh vật có hại cho cơ thể.
Giảm lượng muối ăn hàng ngày
Lượng muối sử dụng hàng ngày có liên hệ mật thiết với tỷ lệ Ung thư dạ dày. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature, tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới, đã công bố những người ăn nhiều muối thường xuyên có nguy cơ mắc Ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người khác. Mặc dù, các món muối như kimchi, cà muối, dưa muối… là những món ăn truyền thống tại Nhật Bản nhưng người dân nơi đây cũng được khuyến cáo nên ăn các món ăn đó một cách điều độ, có kiểm soát để giảm tải lượng muối đưa vào cơ thể.
Hạn chế đồ hun khói
Đây là biện pháp để bảo quản thịt, giúp thịt, cá giữ được hương vị tươi ngon khi bảo quản lâu ngày. Thịt, cá hun khói là món ăn rất phổ biến tại Nhật Bản. Tuy nhiên, loại thức ăn này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây Ung thư dạ dày. Chính phủ Nhật Bản khuyến khích người dân sử dụng tủ lạnh và các phương tiện bảo quản hiện đại thay vì sử dụng phương pháp hun khói truyền thống.
Kiểm soát chặt chẽ nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp)
Năm 1994, vi khuẩn Hp được WHO xác định là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày. Sau đó khoảng 10 năm, Nhật Bản đã đưa việc kiểm soát nhiễm khuẩn Hp vào chương trình chiến lược để phòng chống Ung thư dạ dày. Chính sách của Bộ Y Tế Nhật Bản là “Tìm và Diệt” vi khuẩn Hp, các biện pháp xét nghiệm được phát triển, khi phát hiện được vi khuẩn Hp phải tiêu diệt ngay, chủ yếu là sử dụng kháng sinh. Ngoài ra, người dân Nhật Bản còn được khuyến khích sử dụng loại kháng thể chống vi khuẩn Hp (tên gọi là OvalgenHP ) hàng ngày để loại trừ vi khuẩn Hp trong cộng đồng.
Ưu điểm của loại kháng thể này là tính hiệu quả và an toàn, có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ và người lớn, cho nên nó được phối hợp trong các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày như trong sữa chua, thực phẩm chức năng để mọi đối tượng đều dễ dàng tiếp cận.
Ghi nhận sau hơn 10 năm sử dụng loại kháng thể này tại Nhật Bản, tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp giảm xuống nhanh chóng, đặc biệt ở trẻ em dưới 12 tuổi. Nhiều nhà khoa học tin rằng 2 thập kỷ nữa, nước Nhật sẽ có một thế hệ công dân hoàn toàn không có vi khuẩn Hp trong người. Tỷ lệ bệnh Ung thư dạ dày ở Nhật Bản cũng theo đó mà giảm xuống nhanh chóng.