Bí mật quá khứ đau đớn của "cô đào chuyển giới" Sài Gòn

Sau những trận đánh đau đớn của người bố, Thanh Xuân (SN 1998) phải chạy trốn khỏi chính ngôi nhà của mình.

Bí mật quá khứ đau đớn của "cô đào chuyển giới" Sài Gòn

Tìm đến đoàn lô tô Tân Thời Sài Gòn, chúng tôi gặp được Thanh Xuân (SN 1998), thành viên mới của đoàn.

Xuân cho biết, suốt những năm qua, đây lần đầu tiên em chia sẻ về câu chuyện về quá khứ của mình. Đến giờ, Xuân vẫn không quên về cái ngày mà em phải bỏ nhà đi, 17/10/2015.

Ngày đó, em đang học lớp 9 và bước chân rời khỏi mái ấm gia đình khi không một giấy tờ tùy thân trên người.

Bí mật quá khứ đau đớn của

 Thanh Xuân (SN 1998) diện trang phục khi hát trong đoàn lô tô Tân Thời Sài Gòn. Ảnh: NVCC.

Bố mẹ Xuân ly dị khi em chỉ mới học lớp 2, thời điểm còn quá nhỏ để cảm nhận hết những tổn thương sau đổ vỡ của gia đình.

Bố mẹ đều có cuộc sống riêng nên Xuân được chuyển đến sống cùng bà nội. Ở đây, Xuân có những ngày tháng bình yên khi buổi sáng đi học, chiều đi bán vé số cùng bà. Năm em học lớp 6, sức khỏe bà nội trở nên yếu nên bố đón Xuân về sống cùng bố và vợ hai.

Trong ngôi nhà đó, một đứa trẻ hồn nhiên ngày nào dần trở nên thu mình lại. Mỗi khi về nhà, Xuân đều trốn một mình ở trong góc phòng. Bởi lẽ mỗi khi nhìn thấy em, bố đều buông ra những lời lẽ không hay.

Xuân bảo rằng, em không thể nhớ nổi số lần bị bố đánh. Những lần đau đớn trong đòn roi ấy, người em lại thêm những vết sẹo.

Trong đó, một lần khi bố đi làm, mẹ kế bắt em lén giấu bố mang đồ trong nhà đi bán nhưng em không làm theo. Tối đó bố về, em không biết mẹ kế đã nói gì với bố.

Ngay lập tức, bố đến đánh liên tục vào người em. Mặc cho em khóc, giãy giụa trong đau đớn, người đàn ông này còn lấy dây thừng buộc hai chân em treo ngược lên trần nhà để đánh đập.

Kể từ ngày về sống với bố, em không nhận được sự yêu thương của người làm cha dành cho mình. Bố chưa bao giờ mua cho em bất kỳ thứ gì ngay cả đôi dép.

Bí mật quá khứ đau đớn của

Thanh Xuân luôn khao khát trở thành một người con gái thực sự. Ảnh: Thanh Xuân và bạn trai, NVCC.

Ngày ngày, em vừa đi học vừa đi nhặt sò phụ vào số tiền bà nội gửi cho để đóng học và sinh hoạt hằng ngày. Ở lứa tuổi của em, những đứa trẻ khác vẫn ăn no ngủ kỹ thì em hoàn toàn tự lập lo cho cuộc sống của mình.

Bù lại, em học rất giỏi và viết chữ đẹp. Nhiều năm liền, em luôn là học sinh giỏi, đứng đầu lớp, trường về thành tích học tập. Thế nhưng, cuối cùng, cậu học trò nhỏ ngày đó phải bỏ dở việc học hành để chạy trốn khỏi chính ngôi nhà của mình.

Khi kể đến đó, như không còn kìm được cảm xúc, những giọt nước mắt bắt đầu lăn dài trên gương mặt của Xuân. Năm bỏ nhà đi em mới học lớp 9.

Sau khi ly dị với người vợ hai, bố em lại chung sống với một người phụ nữ khác. Cũng giống như người vợ trước, người đàn bà này cũng đối xử tàn nhẫn với em.

Ngày hôm đó, bà ta liên tục nói xấu mẹ em bằng những lời lẽ tục tĩu. Em vốn thương yêu mẹ nên nghe thấy vậy liền cãi lại. Vừa đi làm về, bố em không biết đầu đuôi câu chuyện như thế nào nhưng ông liền cầm ghế lao đến đánh em tới tấp. Hàng xóm thấy cũng không ai dám can ngăn.

Tối đó, bố em đốt hết sách vở và những giấy tờ liên quan đến Xuân. Ở bước đường cùng, bà nội khuyên em nên đi tìm mẹ.

"Nếu con cứ ở với ba, ba sẽ đánh con chết mất. Con nên đi tìm mẹ", người bà xót xa nói với đứa cháu.

“Nếu em là con gái, bố sẽ nghĩ khác về em”.

Sau nhiều tháng sống trong cảnh "địa ngục trần gian", Xuân gặp được mẹ. Mẹ bán chiếc xe máy duy nhất để cho em tiền đi học trang điểm. Thấy số tiền quá lớn, em không dám sử dụng đến. Thay vào đó, em đi làm bưng bê cho một nhà hàng ở Vũng Tàu.

Kể từ đó, Xuân đã trải qua nhiều công việc mưu sinh khác nhau trước khi đến với đoàn lô tô Tân Thời Sài Gòn. Từ ngày bỏ nhà đi, gần 2 năm trước, em mới trở về thăm bà nội bệnh nặng. Ở đó, em gặp bố nhưng họ chỉ nhìn nhau mà không nói một lời nào.

Xuân cho hay, hồi nhỏ, em đã có nước da trắng, người nhỏ nhắn và có những biểu hiện của một người con gái.

"Lúc còn nhỏ, em rất thích chơi búp bê. Chính bà nội là người đã mua búp bê cho em chơi. Bà thương em nên bà bảo em sao cũng được miễn là không ăn cắp, ăn trộm", Xuân cho biết. 

Xuân luôn tự hỏi rằng liệu có phải lý do em "ẻo lả" trông giống con gái mà bố luôn đay ghiến và đánh đập em.

“Em từng rất hận bố. Em đã từng nghĩ rằng em có phải con của bố không mà sao bố lại ghét em như vậy?”, Thanh Xuân nói.

Bí mật quá khứ đau đớn của

Thanh Xuân trang điểm và mặc áo dài để biểu diễn.

Giờ đây, em đã nhận thức được bản thân. Em có có vẻ bề ngoài là con trai nhưng trong sâu thẳm bên trong, em luôn khao khát được trở thành một người phụ nữ.

Khi tham gia đoàn lô tô Tân Thời Sài Gòn, em không chỉ được thỏa mãn niềm đam mê ca hát mà còn được sống là chính mình. 

Sau những năm tháng qua, Xuân cũng dần dần tha thứ cho những hành động của bố. Em nghĩ rằng, khi có điều kiện, em sẽ thực hiện phẫu thuật chuyển giới để trở thành một người con gái thực sự. 

“Bố bảo em rằng: "Một là mày là con gái hoặc con trai ra con trai chứ không phải nửa nạc nửa mỡ". Vì vậy em nghĩ nếu em là con gái, bố sẽ thương em và nghĩ khác về em”, Xuân chia sẻ.

Theo Vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...