Bí mật điện thoại của Thủ tướng Đức

Bà Angela Merkel đã nâng cấp chiếc BlackBerry của mình để có thể thoải mái trò chuyện qua điện thoại mà không sợ bị nghe lén.

Bí mật điện thoại của Thủ tướng Đức

Đầu tháng 6/4014, Đức tuyên bố mở cuộc điều tra hình sự vụ Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) bị tố cáo nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel. 

Tài liệu mật của NSA mà cựu điệp viên Edward Snowden tiết lộ cho thấy số điện thoại của bà Merkel nằm trong một danh sách theo dõi từ năm 2002, trước khi bà lên làm Thủ tướng. 

Trong lúc đợi kết quả điều tra, Merkel đã tìm ra cách để có thể tiếp tục liên lạc một cách an toàn và không lo bị rình mò qua điện thoại. Theo trang Bild.de, bà đã sắm một chiếc BlackBerry tích hợp chip mã hóa do công ty Secusmart ở Desseldorf (Đức) phát triển. 

Nó có khả năng mã hóa mọi cuộc gọi, SMS cũng như các dữ liệu trên Internet. Tuy nhiên, chip này không hề rẻ bởi có giá lên tới 3.400 USD (khoảng 70 triệu đồng).

Bà Merkel được cho là đã chọn BlackBerry Q10 với bàn phím cứng truyền thống thay vì mẫu điện thoại chỉ có màn hình cảm ứng. Bà đã phải chờ suốt một năm để model đặc biệt này được sản xuất và kiểm tra.

Obama-1656-1403839220.jpg

Tổng thống Mỹ cũng đang dùng BlackBerry.

Merkel không phải chính trị gia cấp cao duy nhất chọn BlackBerry. Tổng thống Mỹ Barack Obama từng "than thở" rằng ông phải gắn bó với BlackBerry thay vì iPhone vì những lo ngại liên quan đến an toàn thông tin. 

BlackBerry vốn được đánh giá cao về khả năng bảo mật và mã hóa. Vì vậy, dù đang mất dần thị phần trước Android và iOS, sản phẩm này vẫn rất thịnh hành ở Washington (Mỹ).

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.