Tục hậu táng thời xưa rất được ưa chuộng. Những hoàng đế lúc còn sống đã hưởng thụ mọi vinh hoa phú quý, khi chết đi họ cũng muốn có người hầu hạ ở thế giới bên kia, vì vậy sinh ra tục tuẫn táng. Bên cạnh vàng bạc châu báu, gia súc vật nuôi mang theo, nhà vua cũng sẽ chọn ra một số phi tử nhất định để chôn cùng.
Tuy vậy, tuẫn táng cũng có một số quy định khắt khe. Những phi tử được chọn để chôn theo hoàng đế nhất định phải là người chưa từng sinh đẻ. Lý do là bởi không hoàng tử nào có thể chấp nhận việc mẹ mình bị chôn sống. Mặc dù vậy cũng có những trường hợp ngoại lệ.
Ví dụ như Hán Vũ Đế trước khi chết đã ban cái chết cho Câu Dực phu nhân. Ngoại trừ việc Hán Vũ Đế rất yêu thích Câu Dực phu nhân, nguyên nhân mấu chốt còn và bởi thái tử còn rất nhỏ, Hán Vũ Đế lo lắng Câu Dực phu nhân làm Thái hậu sẽ tham gia vào chính sự.
Trên thực tế, tuẫn táng cũng phân theo cấp bậc phi tần. Nếu phi tần có địa vị thấp sẽ trực tiếp bị giết. Họ bị mang vào trong địa cung hoàng lăng sau đó quân lính sẽ đóng chặt cửa. Bên trong hoàng lăng không có không khí, không có thức ăn, nước uống, các phi tần sẽ bị chết đói hoặc chết vì sợ.
Tiếp đến những phi tần có địa vị cao hơn, họ được ưu ái hơn một chút, được ban thưởng ba thước lụa trắng để treo cổ tự tử. Nếu có người không muốn tuẫn táng, thái giám sẽ dùng mảnh lụa trắng thắt cổ phi tần đó đến chết.
Cuối cùng là phương thức "quán thủy ngân", dành cho những phi tần được hoàng đế khi sống sủng ái. Những phi tần này đầu tiên được ăn một loại mê dược, khiến họ lâm vào trạng thái hôn mê, không còn biết gì. Sau đó, thái giám sẽ đục một lỗ ở trên đầu của các phi tần này, đổ thủy ngân vào trong đó.
Khi máu chảy, thủy ngân sẽ theo huyết dịch lưu thông khắp toàn thân, các phi thần đang ngủ mê man sẽ theo đó mà chết đi từ từ, không cảm nhận được sự đau đớn. Được biết, phương pháp này còn khiến cơ thể của các phi tần này không bao giờ bị thối rữa. Ngoài ba phương pháp trên, còn có thể ban thưởng rượu độc hoặc chặt đầu.
Vì quá vô nhân đạo, kể từ thời nhà Hàn, tục tuẫn tháng đã giảm dần, đến thời nhà Đường đã hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, đến thời Chu Nguyên Chương, tục tuẫn táng lại được hồi sinh. Theo sử sách ghi chép, sau khi Chu Nguyên Chương chết, có tới 46 phi tử bị chôn cùng vị vua này.