Bí mật cái chết của vị công chúa treo cổ sau 3 ngày thành hôn

Bí mật cái chết của vị công chúa treo cổ sau 3 ngày thành hôn

Số phận của người phụ nữ ngày xưa đều bị gia đình kiểm soát, ngay cả công chúa trong hoàng tộc cũng không tránh khỏi. Vào thời cổ đại, nhiều cuộc hôn nhân của công chúa đã bị vua cha thao túng, họ chỉ là những công cụ trong tay Hoàng đế. Và trong số đó có nàng công chúa của dòng họ Mộ Dung: Bình Nguyên công chúa. 

Năm 400 trước Công Nguyên, Mộ Dung Đức thành lập nước Nam Yên. Để củng cố chế độ chính trị, ông đã gả khuê nữ (con gái) cho Đoạn Phong. Thời điểm đó, Đoạn Phong chỉ là một đứa trẻ 14 tuổi. Tuy nhiên vì mục đích quyền lực, Bình Nguyên công chúa vẫn kết hôn với Đoạn Phong.

Theo các ghi chép lịch sử, công chúa Mộ Dung thị vừa xinh đẹp vừa thông minh xuất chúng. Chính vì thế mà nàng đã trở thành con cờ trong tay vua cha Mộ Dung Đức. Thật sự rất đáng thương. 

Bình Nguyên công chúa rất may mắn bởi Đoạn Phong là một người tốt bụng hiếm có. Mặc dù chỉ là cuộc hôn nhân chính trị nhưng họ sống với nhau rất hòa hợp. 

Thành thân chưa lâu, Mộ Dung Đức nghe lời của kẻ tiểu nhân nên đã giết chết vị phò mã này. Vì tuổi đã cao nhưng không có con trai nối dõi, ông lo lắng kẻ khác sẽ cướp mất ngai vàng của dòng họ Mộ Dung. Và phò mã Đoạn Phong đã rơi vào tầm mắt của ông. 

Đoạn Phong là người nhà của Hoàng hậu, được xem là ngoại thích. Đoạn Phong đã kết hôn với Bình Nguyên công chúa nên có thể xem là một nửa hoàng tộc. Nếu Mộ Dung Đức không có con, rất có khả năng Đoạn Phong sẽ trở thành Hoàng đế tiếp theo của Nam Yên. 

Mộ Dung Đức đã cho người bí mật ám sát Đoạn Phong. Trước cái chết đột ngột của chồng, Bình Nguyên công chúa khóc hết nước mắt, thậm chí có lúc nàng đã muốn tự sát theo chồng. 

Tuy nhiên, ít lâu sau vua Mộ Dung Đức lại muốn gả Bình Nguyên công chúa cho người khác. Không thể kháng lệnh vua cha, nàng đành phải chấp nhận thành hôn lần thứ 2. 

Phò mã thứ 2 chính là đại thần Thọ Quang Công Dư Chì. 

Vào đêm tân hôn, Bình Nguyên công chúa đã từ chối ở cùng phòng với Dư Chì. Mặc dù hắn luôn say mê sắc đẹp của công chúa nhưng vẫn không ép buộc nàng phải động phòng ngay. Hắn muốn dần dần thay đổi trái tim của nàng.

Nhưng chuyện không may đã xảy ra. 

Bình Nguyên công chúa thường tâm sự với tì nữ thân cận: "Ta nghe nói trung thần không hầu hai chủ, liệt nữ không gả 2 chồng, nhưng hiện tại vua cha đã ban hôn ta cho người khác, ta có thể không tuân mệnh sao?".

Chính trong đêm tân hôn đó, sau khi ra lệnh cho tì nữ ra ngoài, nàng đã một mình đến phòng tắm rửa, cầm theo một mảnh vải trắng và treo cổ qua xà nhà. Khi tì nữ quay trở lại thì Bình Nguyên công chúa đã chết. 

Trong quá trình đưa thi thể của công chúa xuống, tì nữ thân cận đã tìm thấy một dòng chữ trong thắt lưng của người chết. Đây chính là bút tích của Bình Nguyên công chúa để lại. 

Nàng bày tỏ mong muốn được chôn cất cùng Đoạn Phong, nàng hi vọng nếu có các linh hồn trên đời thì hãy giúp đưa nàng trở về bên cạnh Đoạn Phong. 

Thọ Quang Công nghe nói Bình Nguyên công chúa đã tự sát, đã lập tức rơi lệ. Trong 3 ngày tiếp theo, nếu đi ngang cửa phủ Thọ Quang Công nhất định sẽ nghe thấy tiếng khóc thê lương từ bên trong vọng ra.

Theo ICTVietNam

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ