Bí kíp ứng xử khi trẻ không chịu nghe lời

Suy nghĩ và tư duy của trẻ không giống như người lớn nên việc giảng giải đạo đức khó để trẻ hiểu và chấp nhận. Bạn nên tìm một cách khác mềm mỏng hoặc có những quy tắc để áp dụng khi trẻ không chịu nghe lời.

Bí kíp ứng xử khi trẻ không chịu nghe lời

Dùng những từ ngữ đơn giản nhất để con dễ hiểu

Thay vì giảng giải đạo đức như nói chuyện với một người lớn, bạn nên tìm những từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu nhất để nói chuyện với con.

Cần sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu được. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, bạn cần chắc là bé đã hiểu rõ.

Không nhắc nhở, để con nhận thấy hậu quả

Hãy cứ để con làm sai, sau những lần sai con sẽ nhận thấy hậu quả để tránh. Sau mỗi lần sai, con sẽ học được sự trả giá. Đây chính là bài học thú vị khiến con phải rút kinh nghiệm rất nhanh. Trước khi con trả giá, cha mẹ chỉ nói trước chuyện gì sẽ xảy đến nhưng đó là quyết định của con thì cha mẹ không can thiệp.

Cho con quyền lựa chọn

Thay vì áp đặt suy nghĩ của bạn lên con, bạn nên cho bé lựa chọn, trẻ sẽ thấy mình được tôn trọng. Trẻ sẽ vẫn phải thực hiện những việc đó nhưng con hoàn toàn có quyền được lựa chọn việc gì làm trước, việc gì làm sau, như thế bé sẽ cảm thấy vui vẻ và hào hứng hơn.

Bi kip ung xu khi tre khong chiu nghe loi - Anh 1

Hãy duy trì giọng điệu khi nói chuyện với trẻ

Hãy duy trì giọng nói của bạn trong khi nói chuyện với trẻ về hành vi của chúng. Không nên quá nhẹ nhàng vì nó sẽ làm bình thường hóa vấn đề. Cũng không sử dụng giọng hối tiếc vì điều này sẽ làm cho trẻ như được “mở đường”. Không bao giờ quát tháo nhưng cũng không bao giờ mỉm cười.

Hãy nói chuyện với trẻ bằng một giọng nghiêm túc, kiên quyết và cứng rắn. Nói chuyện với trẻ một cách tôn trọng, không làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ nhưng phải rõ ràng để trẻ hiểu rằng: Bạn là cha mẹ của chúng, chúng phải lắng nghe bạn và chúng phải tôn trọng bạn.

Hướng mọi việc đến sự tích cực

Thay vì nói: "Nín khóc ngay đi" thì bạn nên nói: "Bố mẹ biết con đang buồn, hãy nói cho bố mẹ nghe nào?".

Bắt đầu "chỉ thị" của bạn với "mẹ muốn"

Thay vì "Bỏ con dao xuống", hãy nói "Mẹ muốn con bỏ dao xuống"; thay vì: "Hãy cho Sam mượn đồ chơi”, bạn nói: “Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi”. Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.

Khích lệ và khen ngợi trẻ đúng lúc

Bí quyết cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là nếu bạn nhận ra bất kỳ sự thay đổi hay tiến bộ nào của trẻ, bạn hãy khuyến khích, động viên chúng. Điều này không những thúc đẩy sự tự tin của trẻ mà còn cho chúng cảm giác được mọi người khen ngợi. Khuyến khích trẻ tiến bộ thêm nữa.

Không thể trong một vài ngày ngắn ngủi, bạn có thể biến một đứa trẻ bướng bỉnh thành đứa bé nghe lời răm rắp, bạn cần kiên trì và bình tĩnh để cùng con bước qua giai đoạn khó khăn này. Cả bạn và bé sẽ nhận thấy kết quả tuyệt vời đến mức nào. Bất kể việc gì, tình yêu của bạn dành cho bé sẽ tạo nên những "kỳ tích".

Theo LĐTĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.