Nhưng điều kì lạ là một số mô-típ có vẻ khá phổ biến trong nhiều xã hội cổ đại. Tuy nhiên, không ai biết chắc rằng chúng đã lan truyền như thế nào hay mang ý nghĩa gì.
1. Thầy dạy thú
Bức tượng Thầy dạy thú mô tả một người đàn ông (hoặc phụ nữ) đứng giữa hai con vật hai bên, mà với chúng rõ ràng ông đang nắm quyền thống trị.
Những con vật cụ thể có khác nhau, từ rắn tới bò tót và sư tử. Một trong những ví dụ cổ xưa nhất, một con dấu 5.000 năm tuổi từ Uruk, thể hiện nhân vật nắm hai con dê.
Trong 3000 năm, biểu tượng đã có mặt ở mọi nơi, xuất hiện trên tất cả mọi chất liệu từ thứ tranh khắc đá Mông Cổ thời Đồ đồng, những chiếc lọ bằng đồng thời La mã tới đồ vật trong mộ của những trinh nữ bị hiến tế ở Afghanistan.
Nền văn hóa Thung lũng Inda bí ẩn khắc nó trên những con dấu, trong khi người Scythia yêu thích nó hơn nhiều khi họ đặt biểu tượng này lên tất cả mọi thứ.
Hai ví dụ đặc biệt nổi tiếng có thể được tìm thấy trên Con dao Gebel el-Arak(thời Ai Cập tiền sử vào khoảng năm 3400 trước Công nguyên) và Chiếc vạc Gundestrup (ở Đan Mạch khoảng 100 năm trước Công nguyên).
Giả thuyết hiện nay là mô típ này xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà cổ đại và có liên quan với các anh hùng Gilgamesh. Làm thế nào nó trở nên phổ biến rộng rãi như vậy vẫn còn là điều bí ẩn.
2. Ba con thỏ
Bản thân biểu tượng Ba con thỏ là khá đơn giản. Ba con thỏ rừng hay thỏ nhà được sắp xếp theo một hình tam giác sao cho mỗi con dường như có hai tai, mặc dù tổng cộng chỉ có ba cái tai trong thiết kế.
Thiết kế xuất hiện trong những ngôi chùa Phật giáo cổ trong hang động và trên những tấm vải dệt từ đời nhà Tùy vào khoảng thế kỷ 7 và 8.
Nó được chạm khắc ở nhiều nhà thờ ở Anh thời trung cổ và được ghi trên đồng tiền Mông Cổ từ triều đại của Thành Cát Tư Hãn. Biểu tượng này cũng xuất hiện trong các giáo đường cổ ở Ukraina và các thánh đường ở Pháp và Đức.
Chưa rõ bằng cách nào mà biểu tượng Ba con thỏ lại trở nên phổ biến hoặc lan truyền xa như vậy, cũng như chưa có sự nhất trí về ý nghĩa của nó.
Biểu tượng này có thể có nguồn gốc từ Ba Tư cổ đại, nơi nó được đặc biệt phổ biến. Nhưng đó chỉ là một phỏng đoán, và những câu chuyện về Ba con thỏ vẫn còn là một bí ấn.
3. Thần Gậy
Hình ảnh Thần Gậy đã được tìm thấy trên khắp dãy Andes trước cuộc chinh phục của thực dân Tây Ban Nha. Nó mô tả một nhân vật đang nhe răng, mỗi tay cầm một cây gậy.
Trước đây, người ta nghĩ rằng tạo hình này đại diện cho một vị thần cụ thể, nhưng hiện nay các nhà nghiên cứu cho rằng nó thực sự là một mô-típ, với nhiều vị thần được miêu tả trong tư thế Thần Gậy.
Hình ảnh cổ xưa nhất của Thần Gậy có lẽ là trên một quả bầu đựng nước có niên đại từ khoảng 2000 năm trước Công nguyên.
Niên đại này vẫn còn đang tranh cãi, với một số nhà khảo cổ học cho rằng quả bầu có thể đã 4.000 năm tuổi.
Nhưng hình ảnh trên đó có thể đã được chạm khắc muộn hơn nhiều - khí hậu khô của khu vực đã bảo quản quả bầu như vậy.
Hình ảnh Thần Gậy cổ xưa nhất được nhất trí là có từ khoảng 500 trước Công nguyên. Dù thế nào đi nữa, thì Thần Gậy vẫn là một thiết kế vô cùng phổ biến trong ít nhất 2.000 năm, cho dù chúng ta không biết tại sao hay chính xác là nó tượng trưng cho điều gì.
4. Những viên đá tròn chạm khắc
Nếu bạn muốn quấy rầy một nhà khảo cổ người Anh bằng cách hỏi về những viên đá tròn được chạm khắc mà họ tìm thấy tại nhiều địa điểm khảo cổ trên khắp Vương quốc Anh và Ireland (mặc dù phần lớn là ở Scotland), thì sẽ không ai có thể cho bạn biết chúng là gì.
Hầu hết những viên đá này có niên đại từ hậu kỳ Đồ đá mới, khoảng 3000-2500 năm trước Công nguyên. Chúng gần như giống hệt nhau về kích thước và tất cả đều được chạm khắc với những mấu hình tròn bao quanh hình cầu ở giữa. Chất lượng chạm khắc có khác nhau, mặc dù tất cả đều biểu hiện nỗ lực đối xứng.
Có những giả thuyết khác nhau về việc sử dụng những viên đá này, tất cả đều chưa được chứng minh và hầu hết cực kỳ không hợp lý. Có thể nói rằng những viên đá không phục vụ mục đích thực tế nào vì hiếm khi chúng nào có dấu hiệu hao mòn hoặc hư hỏng.
Điều kỳ lạ là rất hiếm khi có nhiều hơn một viên đá được phát hiện cùng nhau, mặc dù tại địa điểm Skara Brae ở Orkney người ta đã phát hiện được 3 viên đá cùng một chỗ.
5. Thần Vệ nữ
Tạo hình Thần Vệ nữ là một loại tượng cực kỳ phổ biến từ thời Đồ đá cũ, kết thúc khoảng 10.000 năm trước Công nguyên. Ví dụ lâu đời nhất, Thần vệ nữ Hohle Fels, được cho là khoảng 35.000 năm tuổi.
Những bức tượng mô tả người phụ nữ với các đặc điểm giới tính cực kỳ phóng đại, bao gồm bộ ngực, hông và mông to. Các bức tượng được tìm thấy trên khắp Âu Á, từ Đức đến Siberia.
Vì những bức tượng này chủ yếu được chế tạo vào Kỷ băng hà cuối cùng, nên khó có khả năng tạo hình béo phì này là mô tả người phụ nữ thực sự.
Thay vào đó, chúng có lẽ đại diện cho phiên bản lý tưởng của phụ nữ. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng đây là những bức tượng khiêu dâm sớm nhất.
Mặc dù các bức tượng khác nhau về chi tiết cụ thể, song có thể xem chúng là những dị bản của cùng một chủ đề. Điều lạ lùng là mặc dù đôi khi cách nhau hàng ngàn năm, song sự tương đồng giữa những tác phẩm điêu khắc này lại cực kỳ phi thường.