Bí ẩn quanh vụ nổ tương đương 185 quả bom nguyên tử ở Nga

Các nhà khoa học Nga kết luận vụ nổ Tunguska bùng phát ở Siberia, Nga với sức mạnh tương đương 185 quả bom nguyên tử không phải do thiên thạch gây ra.

Bí ẩn quanh vụ nổ tương đương 185 quả bom nguyên tử ở Nga
Bi an quanh vu no tuong duong 185 qua bom nguyen tu o Nga - Anh 1

Sự kiện Tunguska ở Siberia, Nga đã phá hủy khu rừng với 80 triệu cây. Ảnh:Siberian Times.

Các nhà khoa học Nga phủ nhận giả thuyết cho rằng sự kiện Tunguska, một trong những vụ nổ lớn nhất thế giới, xảy ra do thiên thạch, Sun hôm 23/1 đưa tin.

Sự kiện Tunguska xảy ra hôm 20/6/1908 ở Siberia, Nga đã phá hủy khu rừng rộng 2.000 km2 với khoảng 80 triệu cây. Sức mạnh của nó tương đương 185 quả bom nguyên tử được sử dụng trong vụ ném bom ở Hiroshima, Nhật Bản. Trước khi sự kiện xảy ra, một vệt cầu lửa lớn đã xuất hiện trên bầu trời Siberia.

Sau 20 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Italy kết luận nguồn gốc của vụ nổ là do thiên thạch. Họ cho rằng có hai thiên thạch, trong đó một thiên thạch đâm vào Trái Đất và tạo thành hố trũng. Nó sau đó được lấp đầy bởi nước mưa, trở thành hồ Cheko ở Siberia ngày nay.

Bi an quanh vu no tuong duong 185 qua bom nguyen tu o Nga - Anh 2

Hồ Cheko hình thành trước khi sự kiện Tunguska xảy ra. Ảnh:V. Romejko.

Các nhà khoa học Nga gần đây đã lấy mẫu trầm tích nằm sâu khoảng 50 m dưới bề mặt hồ để phân tích địa hóa học và sinh hóa. Kết quả cho thấy vật mẫu sâu nhất mà họ lấy được khoảng 280 năm tuổi. Đây không phải lớp trầm tích ở dưới đáy hồ, chứng tỏ vùng hồ này có nguồn gốc lâu đời hơn, hình thành trước khi sự kiện Tunguska xảy ra.

"Ngoài ra, nhiều hồ sâu khác trong khu bảo tồn Tunguska cũng có hình dạng và nguồn gốc địa chất giống hồ Cheko", Hiệp hội Địa lý Nga kết luận.

Theo KH&PT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.