Bí ẩn căn bệnh người trẻ biến thành ông, bà lão: Chuyên gia lý giải

Nhiều người sinh ra bình thường, nhưng đến tuổi trưởng thành bỗng dưng biến thành ông, bà lão, các chuyên gia lý giải bí ẩn về căn bệnh này.

Bí ẩn căn bệnh người trẻ biến thành ông, bà lão: Chuyên gia lý giải
Trường hợp anh Nguyễn Hiếu Nghĩa , 23 tuổi, ngụ xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) khá đặc biệt. Lúc 20 tuổi, anh vẫn bình thường với ngoại hình điển trai, trắng trẻo nhưng nay, trông anh không khác gì ông lão do mắc phải chứng bệnh lạ khi da nhăn nheo, các ngón tay, ngón chân to. Trước đó, vài trường hợp khác là cô gái hóa bà lão xảy ra ở Quảng Nam, Bến Tre.

Nghĩa khi mới nhập ngũ, khuôn mặt chưa bị nếp nhăn
Anh Nghĩa khi mới nhập ngũ, khuôn mặt chưa bị lão hóa. Ảnh: Thanh niên.
Nói về căn bệnh lạ này, Phó giáo sư Nguyễn Nghiêm Luật cho rằng: Đây là bệnh rất hiếm gặp trên thế giới, có những trường hợp mới mười chín, đôi mươi đã như ông cụ. Thậm chí, từ khi còn trẻ hơn đã bị lão hóa.

Bệnh có liên quan đến già hóa nhanh, người bệnh thường có thời gian sống không lâu. Về nguyên nhân có thể do gen điều khiển của cơ thể, có thể do môi trường…

Đồng quan điểm, bác sỹ chuyên lão khoa Nguyễn Anh Tú cho rằng khi chữa bệnh, cần xem xét ở khía cạnh nội tiết và lão hóa.

Căn bệnh này không đơn giản nên phải khám cũng như tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra các lý giải cụ thể.

Những người bị lão hóa quá nhanh có thể mắc chứng rối loạn di truyền hiếm gặp gọi là Hutchinson Gilford progeria Syndrome (HGPS) khiến cơ thể bị lão hóa nhanh gấp 8 lần.

Hội chứng HGPS xảy ra do bệnh nhân bị đột biến gen, gây ra hiện tượng chậm phát triển, giảm mỡ, rụng tóc, da lão hóa nhanh, các khớp xương cứng và trật khớp, xơ vữa động mạch và các vấn đề tim mạch. Tuy nhiên, tình trạng này không làm gián đoạn phát triển trí tuệ hoặc sự phát triển của kỹ năng vận động như ngồi, đứng và đi bộ.

Những người bị hội chứng này do bị đột biến gen LMNA. Đây là gen giúp kích thích sản sinh ra protein giúp giữ sự gắn kết các nhân tế bào lại với nhau. Khi LMNA bị đột biến, quá trình gắn kết tế bào bị đảo lộn, dẫn tới tốc độ lão hóa tăng nhanh bất thường.

Các chuyên gia cho hay, tại thời điểm này, không có cách nào chữa bệnh lão hóa do đột biến gen, nhưng các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu về loại thuốc giúp sửa chữa các tế bào bị hư hỏng.

Hiện nay, phương pháp điều trị chỉ là giúp giảm hoặc trì hoãn một số triệu chứng của bệnh. Bác sỹ có thể kê đơn thuốc giúp giảm cholesterol hoặc ngăn ngừa cục máu đông. Một liều thấp aspirin mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ. Ngoài ra, bác sỹ kê đơn thêm hormone tăng trưởng giúp bệnh nhân phát triển chiều cao và cân nặng. Người mắc bệnh này cần uống nhiều nước, bữa ăn nên chia nhỏ.

Anh Nghĩa với khuôn mặt "ông lão" hiện nay. Ảnh: thanh niên.

Anh Nghĩa với khuôn mặt "ông lão" hiện nay. Ảnh: thanh niên.
Đưa ra một lý giải khác, một chuyên gia cho biết, da bị nhăn nheo, chảy xệ khiến những người bị lão hóa sớm có thể do lớp protein nằm trong lớp hạ bì là collagen bị suy giảm.

Theo lý giải, collagen là loại protein có nhiều nhất trong cơ thể. Chất này được tìm thấy trong xương, cơ, da và gân giúp tạo nên cấu trúc cơ thể toàn diện. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất collagen như nội tiết tố, tiếp xúc ánh sáng mặt trời, hút thuốc lá và tiêu thụ lượng đường cao.

Ngoài ra, một yếu tố có thể gây lão hóa da do chính người bệnh đã sử dụng loại thuốc không đúng. Có người đã sử dụng thuốc có thành phần corticoid để chống dị ứng da do ngứa. Sau một thời gian, dùng thấy da láng mịn, không mụn nên lạm dụng dùng lâu dài. Điều này khiến da bị lão hóa khủng khiếp.


Bệnh có liên quan đến già hóa nhanh, người bệnh thường có thời gian sống không lâu. Về nguyên nhân có thể do gen điều khiển của cơ thể, có thể do môi trường… PGS Nguyễn Nghiêm LuậtBệnh có liên quan đến già hóa nhanh, người bệnh thường có thời gian sống không lâu. Về nguyên nhân có thể do gen điều khiển của cơ thể, có thể do môi trường…Bệnh có liên quan đến già hóa nhanh, người bệnh thường có thời gian sống không lâu. Về nguyên nhân có thể do gen điều khiển của cơ thể, có thể do môi trường… PGS Nguyễn Nghiêm Luật
PGS Nguyễn Nghiêm Luật

Bác sỹ - TS Nguyễn Văn Đoàn, Bệnh viện Bạch Mai cho chúng tôi xem những bức ảnh của bệnh nhân dùng corticoid thường xuyên đã bị ‘biến dạng’ với lông mọc nhiều, loét đường tiêu hóa, rối loạn điện giải, cao hiếp áp, loãng xương, suy thận.

Theo phân tích này thì trường hợp ‘bà lão’ N.T.P (1985) ở Giồng Trôm, Bến Tre có thể do dùng thuốc không đúng. Năm 2007, trong một lần ăn hải sản, chị bị nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa ngáy khắp người.

Chị sợ vào bệnh viện điều trị tốn kém nên chị đã tự ý đến tiệm thuốc Tây mô tả lại những triệu chứng của bệnh rồi mua thuốc về nhà uống. Sau khi dùng thuốc Tây, chị tự ý mua thuốc Nam, thuốc Bắc về uống. Sau 7 tháng, chị bị ngứa, nổi mề đay, da chảy xệ, nhăn nheo như bà già.

Bác sỹ Đoàn rất nhiều lần khuyến cáo, khi bệnh nhân có biểu hiện bị dị ứng cần đến gặp bác sỹ chứ không tự ý ra hiệu thuốc nói bệnh cho người bán thuốc. Khi gặp những triệu chứng này, bệnh nhân có thể đến khoa Dị ứng và miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai để điều trị.

Theo vtc.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ