Bệnh sốt xuất huyết nguy cơ gia tăng và biến chứng: Dấu hiệu và cách phòng dịch

Phun thuốc muỗi phòng chống bệnh Sốt xuất huyết
Phun thuốc muỗi phòng chống bệnh Sốt xuất huyết

“Khi người dân nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà”, GS. TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nhấn mạnh như vậy.

Bệnh sốt xuất huyết “vào mùa”

Theo chu kỳ hàng năm, mùa hè là thời điểm mà bệnh sốt xuất huyết gia tăng tại các tỉnh, thành phố. Con số thống kê đến cuối tháng 5, cả nước đã ghi nhận hơn 57.800 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 3 ca tử vong; số ca mắc cao gấp hơn 3 lần so với năm 2018. Tại thành phố Hà Nội, tổng số ca từ đầu năm 2019 đến nay là 403 trường hợp và đã có 346 trường hợp được chữa khỏi, chỉ còn 57 trường hợp đang điều trị.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã đưa ra cảnh báo: Do diễn biến và ảnh hưởng của thời tiết, bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng và có thể diễn biến phức tạp nếu chúng ta không có các biện pháp quyết liệt để phòng chống.

Chia sẻ về dịch bệnh này, GS. TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết đã thay đổi nhiều so với trước đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nếu những năm trước đây, bệnh chủ yếu xuất hiện ở các khu vực mùa mưa kéo dài, nhiệt độ cao, thì hiện bệnh đã lan tràn khắp cả nước, xuất hiện hầu như ở mọi thời điểm trong năm. Trước đây, đối tượng mắc chủ yếu là trẻ em, thì một hai năm trở lại đây có cả người lớn cũng mắc bệnh.

“Trong thực tế điều trị, nhìn nhận lại các trường hợp tử vong gần đây nhất như năm 2017, các ca sốt xuất huyết nặng phần lớn là do bệnh nhân đến bệnh viện muộn. Nhất là những người có cơ địa đặc biệt, hoặc trên những bệnh nền sẵn trước đó như: Tiểu đường, phụ nữ có thai, bệnh tuyến giáp... . Những trường hợp này bệnh thường nặng, phải được xử lý đặc biệt, điều trị sớm khi bắt đầu có những biến chứng... Bộ Y tế hiện đang nghiên cứu phác đồ điều trị mới để phù hợp với nhiều biến đổi của bệnh sốt xuất huyết thời gian gần đây”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nhấn mạnh.

Tăng cường phòng dịch

PGS.TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đưa ra khuyến cáo: bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trước đây, bệnh chỉ có vào mùa mưa, nhưng nay xuất hiện quanh năm.

Người sống hoặc đến từ vùng có ổ dịch hoặc lưu hành SXH trong vòng 14 ngày sẽ có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 - 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu với các mức độ khác nhau như: chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam; nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn; da xung huyết, phát ban; đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt; vật vã, li bì; đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.

Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo, ý thức vệ sinh môi trường nơi ở tại các hộ dân cư có vai trò đặc biệt quan trọng, vì muốn dịch bệnh không lây lan phải cắt đứt nguồn lây truyền bệnh là muỗi vằn.

Theo đó, để phòng bệnh, mỗi người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp như: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước trong gia đình để muỗi không vào đẻ trứng, lật úp các dụng cụ không chứa nước, hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thay nước bình hoa, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn… đồng thời, mỗi người dân cần chủ động phòng tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt, kể cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thành phố cổ Petra, Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới.

Thành phố cổ ẩn giấu nhiều bí ẩn

GD&TĐ - Petra, thành phố cổ kỳ bí nằm ở Tây Nam Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới với những công trình chạm khắc từ đá sa thạch hồng.

Áp phích có hình chữ V ở Mỹ trong Thế chiến II.

Dấu hiệu chữ V có từ khi nào?

GD&TĐ - Một cử chỉ được thực hiện bằng cách giơ ngón trỏ và ngón giữa với lòng bàn tay hướng ra ngoài được gọi là 'dấu hiệu chữ V', biểu tượng chiến thắng.

Hoa sở nở rộ tạo ra những 'bức tường hoa' giữa núi rừng Bình Liêu.

Hoa sở phủ trắng núi rừng Bình Liêu

GD&TĐ - Khi mùa Đông đến cũng là lúc loài hoa sở mộc mạc, thanh khiết trên đỉnh núi cao huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh) bắt đầu nở rộ.