Bệnh nhân ung thư xương không còn lo bị tháo khớp hay cắt bỏ chân

GD&TĐ - Ung thư xương là một trong những căn bệnh nan y, người bệnh thường phải cắt cụt hay tháo khớp để loại bỏ triệt để khối u đó. 

Bệnh ung thư xương có thể sử dụng xương đồng loại để thay thế.
Bệnh ung thư xương có thể sử dụng xương đồng loại để thay thế.

Mới đây, tại Bệnh viện Xanh Pôn, PGS. TS Trần Trung Dũng cùng các cộng sự đã phẫu thuật thành công thay khớp gối có sử dụng xương đồng loại cho bệnh nhân nam, 17 tuổi, bị ung thư xương đầu dưới xương đùi phải.

Nâng cao chất lượng sống cho người bệnh

Trước đó, Bệnh nhân này đã được điều trị hóa chất tại bệnh viện K Tân Triều. Theo dõi và đánh giá qua 6 đợt truyền hóa chất cho thấy kích thước khối u nhỏ đi, không thấy di căn ra phần mềm xung quanh và thể trạng của bệnh nhân hoàn toàn đáp ứng được phẫu thuật.

PGS. TS Trần Trung Dũng đã quyết định phẫu thuật cắt u và thay khớp gối cho bệnh nhân.Bệnh nhân sẽ được sử dụng xương đồng loại thay thế để bù đoạn xương bị cắt đi do u.

Sau phẫu thuật 2 tuần, bệnh nhân tiến triển tốt, vết mổ liền tốt, tầm vận động 0° – 10° – 60°, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh và được các bác sỹ cho tập đi lại nhẹ nhàng.

Đây là ca thay khớp gối đầu tiên có sử dụng xương đồng loại (allograft prosthesis composit) được phẫu thuật tại bệnh viện Xanh Pôn và là ca thứ 2 ( Sau ca phẫu thuật thứ nhất được các bác sỹ Bệnh viện Xanh Pôn thực hiện tại bệnh viện K Tân Triều).

Thành công của ca phẫu thuật mở ra hy vọng cho các bệnh không may mắn mắc căn bệnh ung thư xương. Bệnh nhân sẽ được bảo tồn chi thể, tránh được việc cắt cụt hay tháo khớp, trả lại chất lượng sống tốt nhất cho họ và gia đình.

Có thể thay thế bằng xương đồng loại (Ảnh BVCC).
Có thể thay thế bằng xương đồng loại (Ảnh BVCC).

Cần được phát hiện sớm

Ung thư xương là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào của xương, trong đó hay gặp nhất là ung thư liên kết tạo xương và tạo sụn.

Đây là loại ung thư thường gặp ở thiếu niên và thanh niên trẻ. Trẻ em nam gặp nhiều hơn nữ. Các lứa tuổi khác, ung thư xương là loại hiếm gặp, tỷ lệ khoảng 0,5% so với toàn bộ các ung thư.

Hầu hết khi được chẩn đoán ung thư xương, bệnh nhân thường phải chỉ định cắt cụt hay tháo khớp được đặt ra nhằm loại bỏ triệt để khối u đó, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

“Khoa học-kỹ thuật phát triển” là sức mạnh để đẩy mạnh nhiều ngành công nghiệp phát triển, trong đó có ngành Y dược cũng được phát triển không ngừng. Nhiều bộ khớp nhân tạo đã được thiết kế và ứng dụng rộng rãi trong thay khớp vai, háng, gối, … và có cả bộ khớp được thiết kế để thay trong các trường hợp cắt xương nhiều như ung thư xương.

Việc sử dụng xương đồng loại để thay thế một đoạn xương đã cắt cũng là một trong những thành công của khoa học kỹ thuật được áp dụng vào điều trị Y học.

Xương đồng loại ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong y tế vì chính những ưu điểm của nó mang lại: liền xương tốt hơn nếu sử dụng các vật liệu vô cơ khác, giá thành thấp hơn, cấu tạo đúng giải phẫu hơn...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Từ phải qua: Đạo diễn Việt Linh, tác giả Hải Anh và họa sĩ Pauline Guitton giao lưu tại buổi ra mắt sách ở Việt Nam do Nxb Kim Đồng tổ chức. Ảnh: Bình Thanh.

Thuở ấy, mẹ đã 'Sống'!

GD&TĐ - Thuở ấy – những năm tháng đất nước kháng chiến chống Mỹ - mẹ đã sống như thế và hôm nay được thế hệ gen Y lớn lên ở Pháp ghi lại bằng lăng kính mới lạ.