Bệnh nhân F0 điều trị tại nhà cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc?

GD&TĐ - Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, TP Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thí điểm chương trình điều trị tại nhà (home-based care) có kiểm soát cho các trường hợp F0.

Bệnh nhân F0 điều trị tại nhà cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc?

Vậy khi điều trị tại nhà, bệnh nhân F0 cần lưu ý gì để có thể đạt được hiệu quả và hạn chế tối đa những tình huống xấu? Báo Giáo dục và Thời đại đã có cuộc phỏng vấn với ThS.BS Vũ Mạnh Cường - Phụ trách khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện E).

ThS.BS Vũ Mạnh Cường - Phụ trách khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện E).

ThS.BS Vũ Mạnh Cường - Phụ trách khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện E).

- Những người mắc Covid-19 thường có một thời gian ủ bệnh, bởi vậy ngay sau khi biết mình dương tính Covid-19, bệnh nhân cần lưu ý hay làm gì? Khi điều trị tại nhà cần làm gì để hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh, thưa bác sĩ?

ThS.BS Vũ Mạnh Cường: Khi phát hiện mình bị nhiễm Covid-19, trước tiên bệnh nhân cần bình tĩnh, không nên hoảng loạn lo lắng. 

Tiếp đến, người bệnh cần khai báo với cơ sở y tế gần nhất nơi bạn đang sống để được hướng dẫn điều trị tại nhà và cách theo dõi tiến triển của bệnh.

Đồng thời, trong quá trình điều trị tại nhà, bệnh nhân cần vận động thể lực nhẹ nhàng (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.Đeo khẩu trang và sát khuẩn tay thường xuyên.

Đặc biệt, khi điều trị ở nhà để hạn chế lây cho người thân nên sắp xếp cho người bệnh một khu sinh hoạt riêng biệt theo quy định, đảm bảo thông thoáng (mở cửa sổ, không sử dụng điều hòa). Giữ khoảng cách an toàn với những người thân trong gia đình, tuyệt đối không đi ra khỏi nhà trong suốt thời gian cách ly y tế điều trị tại nhà.

Thường xuyên theo dõi sức khỏe của mình tại nhà như: thân nhiệt 2 lần/ngày (sáng - chiều). Theo dõi các biểu hiện viêm đường hô hấp: sổ mũi, ho, đau họng, tức ngực, khó thở. Kịp thời báo tình hình sức khỏe của mình cho y tế cơ sở sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh chuyển nặng để có hướng xử trí kịp thời.

Tuân thủ thời gian lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 theo quy định của nhân viên y tế.

Suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý vui vẻ, lạc quan, thoải mái. Đặc biệt cần bình tĩnh trước mọi tình huống, không nên quá hoang mang, lo lắng.

Ảnh minh họa. Nguồn Interet.

Ảnh minh họa. Nguồn Interet.

- Đối với những bệnh nhân điều trị tại nhà, cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc điều trị covid để cho kết quả tốt nhất?

Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân Covid tự sử dụng tại nhà. Một số

Bệnh nhân Covid tại nhà chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng ví dụ hạ sốt, giảm đau khi sốt cao hoặc đau mỏi nhiều, uống nhiều nước hoặc Oresol bù điện giải, uống Vitamin C để tăng sức đề kháng.

Sử dụng các dung dịch sát khuẩn và vệ sinh mũi họng hàng ngày, sát khuẩn tay thường xuyên bằng các dung dịch khử khuẩn theo quy định.

thuốc kháng virus (Redemsivir) đã được Bộ Y tế cho phép chỉ sử dụng tại các bệnh viện điều trị Covid, thuốc Molnupiravir mới đây được Bộ Y tế cho phép trong gói điều trị F0 tại nhà, tuy nhiên phải có chỉ định và giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế và hiệu quả điều trị bệnh còn cần phải được đánh giá thêm.

Bệnh nhân Covid tại nhà chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng ví dụ hạ sốt, giảm đau khi sốt cao hoặc đau mỏi nhiều, uống nhiều nước hoặc Oresol bù điện giải, uống Vitamin C để tăng sức đề kháng.

Sử dụng các dung dịch sát khuẩn và vệ sinh mũi họng hàng ngày, sát khuẩn tay thường xuyên bằng các dung dịch khử khuẩn theo quy định.

- Hiện có rất nhiều bệnh nhân sau khi phát hiện mình bị mắc Covid-19 thường uống rất nhiều loại thuốc hạ sốt cùng một lúc. Vậy bác sĩ có lời khuyên như thế nào khi sử dụng thuốc hạ sốt đối với những bệnh nhân điều trị tại nhà để tránh tác dụng phụ không mong muốn?

Trong điều trị bệnh Covid-19 nói riêng hay các bệnh lý gây sốt nói chung, việc sử dụng thuốc hạ sốt đóng vai trò rất quan trọng. Thuốc hạ sốt giảm đau ưu tiên hàng đầu là sử dụng thuốc có hoạt chất Paracetamol do tính an toàn và hiệu quả điều trị.

Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách hay lạm dụng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như tổn thương gan cấp khi sử dụng quá liều. Người bệnh cần lưu ý, dùng Paracetamol khi sốt cao trên 38,5oC hoặc đau đầu, đau mỏi người nhiều với liều 10-15 mg/kg/4-6h. Không quá 4g/ngày với người lớn và 60 mg/kg/ngày với trẻ em.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, người bệnh cần thông báo ngay cho cơ sở quản lý người nhiễm covid-19 tại nhà để phối hợp xử lý.

Lúc này, bệnh nhân cần bình tĩnh để xử lý, không nên hoang mang và tự ý dùng các loại thuốc khác sẽ dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình điều trị của mình.

- Đối với những người mắc Covid-19, thời điểm nào nên dùng kháng sinh để điều trị?

Bệnh Covid-19 là bệnh do virus gây ra nên kháng sinh không có tác dụng để điều trị bệnh. Người mắc Covid-19 không nên tự ý sử dụng kháng sinh.

Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định hoặc lời khuyên của bác sĩ như có biểu hiện nhiễm vi khuẩn bội nhiễm.

Bác sĩ có thể tư vấn các đơn thuốc điều trị Covid-19 tại nhà để bệnh nhân có thể lưu ý?

Bệnh nhân điều trị Covid-19 tại nhà cần lưu ý uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước.

Uống Oresol bù nước điện giải nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin nếu cần thiết: không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng: Ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả, …

- Thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 hoặc đau đầu, đau mỏi người nhiều: Ưu tiên sử dụng hoạt chất Paracetamol với liều 10-15 mg/kg/4-6h.

- Thuốc giảm ho bằng các thuốc giảm ho thông thường nếu cần thiết.

- Thuốc tăng sức đề kháng: Các vitamin và khoáng chất, ưu tiên vitamin C, dầu tỏi, …

- Thuốc sát khuẩn hầu họng: Sử dụng các dung dịch nước súc họng sát khuẩn thông thường.

- Nước muối sinh lý: Nhỏ, rửa, vệ sinh mắt mũi hàng ngày.

- Uống nước ấm, giữ ấm và ẩm vùng hầu họng.

- Ngoài thuốc thì bác sĩ lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân điều trị Covid-19 tại nhà?

Những bệnh nhân điều trị Covid-19 tại nhà cần lưu ý uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước.

Uống Oresol bù nước điện giải nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin nếu cần thiết: không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng: Ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả,…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ