Bên trong "địa ngục trần gian" tổng thống Mỹ quyết đóng cửa

Nhà tù Guantanamo của Mỹ được mệnh danh là "địa ngục trần gian" vì các điều kiện giam giữ khắc nghiệt cũng như những hình thức tra tấn đáng sợ mà tù nhân ở đây phải chịu đựng.
Bên trong "địa ngục trần gian" tổng thống Mỹ quyết đóng cửa

Nhà tù Guantanamo được thành lập năm 2002 tại một căn cứ hải quân Mỹ ở phía đông Cuba với chức năng chính là giam giữ các nghi phạm khủng bố. Nhà tù này nổi tiếng từ lâu bởi điều kiện giam cầm khắc nghiệt và quy trình pháp lý thiếu tính minh bạch. Nhiều tù nhân tại nhà tù Guantanamo còn tố cáo họ phải chịu nhiều biện pháp tra tấn khủng khiếp "ngoài sức tưởng tượng" từ các điều tra viên ở đây. Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua trình bày kế hoạch đóng cửa nhà tù Guantanamo trước người dân. Ông cho rằng đây chính xác là thời điểm để cho ngừng hoạt động một nhà tù đi ngược lại lợi ích và giá trị của nước Mỹ. Ông Obama năm 2008 còn gọi nhà tù Guantanamo là một chương đau buồn trong lịch sử Mỹ.

Một quan chức chính phủ Mỹ cho biết chi phí di dời tù nhân và đóng cửa nhà tù Guantanamo có thể dao động trong khoảng từ 290 triệu USD đến 475 triệu USD. Ảnh: AP

Nhà tù Guantanamo chia làm ba phân khu chính, bao gồm Trại Delta, Trại Iguana, và Trại X-Ray. Nhà tù cũng vận hành một cơ sở đặc biệt được bố trí nhiều lớp an ninh cực kỳ nghiêm ngặt và cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Vì những đặc điểm kể trên mà Trại 7, hay còn gọi là Trại Platinum, được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) chọn làm nơi giam giữ 14 "tù nhân quan trọng" với các cáo buộc tấn công khủng bố.

Đô đốc Patrick Walsh, cựu phó chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ, năm 2009 còn ví Trại 7 với một "siêu nhà tù". Từ lúc trại đi vào hoạt động năm 2006 tới nay, số người được phép tiếp cận Trại 7 chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Trong ảnh, các binh sĩ Mỹ đang đứng gác tại Trại Delta. Ảnh: AP

Một binh sĩ quân đội Mỹ đứng quan sát trên chòi canh tại Trại Delta ngày 10/3/2010. Ảnh: AFP

Trại X-Ray thuộc nhà tù Guantanamo bị đóng cửa ngày 29/4/2002. Trại này ban đầu được sử dụng làm nơi giam giữ các tay súng al-Qaeda và Taliban bị bắt sau vụ khủng bố 11/9. Ảnh: AP

Một tù nhân Guantanamo với hai chân bị xích và gắn chặt xuống nền nhà.

Tháng 4/2011, nhà tù Guantanamo vướng vào một bê bối nghiêm trọng khi trang WikiLeaks tung ra hơn 700 tài liệu tuyệt mật về cơ sở này. Theo đó, trong 780 người từng bị bắt giữ tại đây từ tháng 2/2002 đến tháng 1/2009, 150 người đã được xác nhận là "vô tội". Những tài liệu kể trên cũng cho thấy các tù nhân bị tra tấn một cách dã man, bị xiềng xích, đánh đập, giam trong phòng kín tối tăm, không được phép ngủ, thậm chí bị xâm hại tình dục. Ảnh: AFP

Một buồng giam tù nhân. Ảnh: CNN

Binh sĩ Mỹ kiểm tra buồng giam của các phạm nhân trong giờ cầu nguyện buổi sáng tại Trại 6, nhà tù Guantanamo, vào ngày 21/1/2009. Ảnh: New York Daily News

Cùm chân dành cho các tù nhân. Ảnh: Reuters

Gần 800 người đã được chuyển tới nhà tù Guantanamo từ khi nó mở cửa vào tháng 1/2002 tới nay. Hiện tại, nhà tù vẫn giữ 91 tù nhân. Những người này đa phần bị nghi ngờ là thành viên của các tổ chức khủng bố khét tiếng như al-Qaeda hay Nhà nước Hồi giáo (IS). Ảnh: US Navy

Gần một nửa trong 91 tù nhân đang bị giam tại nhà tù Guantanamo phải đối mặt với các cáo buộc hình sự, 35 người đủ điều kiện để chuyển giao cho các nước khác, 10 người được xác định là thành phần "không thể trao trả tự do". Ảnh: AFP

Khalid Shaikh Mohammed, công dân Pakistan, thành viên tổ chức khủng bố al-Qaeda, là một trong những tù nhân nguy hiểm nhất còn lại tại nhà tù Guantanamo. Mohammed bị buộc tội chủ mưu lên kế hoạch thực hiện vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ.

Nhà chức trách chuyển Mohammed tới Guantanamo từ năm 2006. Sau vài tháng bị giam giữ tại đây, tên này thú nhận hắn không những là kẻ vạch đường đi nước bước cho vụ tấn công 11/9 mà còn tham gia cả vụ đánh bom Trung tâm Thương mại Thế giới năm 1993. Ảnh: AP

Người biểu tình ngày 24/3/2013 hóa trang thành những tù nhân Guantanamo kêu gọi chính quyền đóng cửa cơ sở này.

Giới quan sát đánh giá Tổng thống Obama cũng muốn hoàn thành việc đóng cửa nhà tù Guantanamo trước khi ông rời nhiệm sở như một di sản để lại sau hai nhiệm kỳ cầm quyền. Ảnh: AFP

Theo vnexpress
Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador

Mexico chỉ ra nghịch lý ở Mỹ

GD&TĐ - Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador ngày 2/10 đã lên tiếng chỉ trích viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine.
Ukraine công bố hình ảnh được cho là RBS-70 bắn rơi Ka-52.

Trực thăng Ka-52 đã bị khắc chế?

GD&TĐ - Theo ISW, các lực lượng vũ trang Ukraine đã thành công trong nhiệm vụ đối phó trực thăng tấn công nguy hiểm nhất của Nga là Ka-52.
Minh họa/INT

Nhận diện nguy cơ làm tan rã EU

GD&TĐ - Không tìm được tiếng nói chung luôn là thách thức lớn nhất của EU khi giải quyết vấn đề người tị nạn.
Lầu Năm Góc cảnh báo Quốc hội cạn nguồn tài trợ dài hạn cho Ukraine

Mỹ báo tin xấu dài hạn cho Kiev

GD&TĐ - Kiểm soát viên Lầu Năm Góc Michael McCord mới đây cho biết , Mỹ đã hoàn toàn cạn kiệt nguồn tài trợ dài hạn cho Ukraine.
Vaccine Pfizer - BioNTech Covid-19. (Ảnh: Getty Images)

Giải Nobel y học 2023 đã có chủ

GD&TĐ - Hai nhà khoa học được trao giải Nobel y học vì nghiên cứu tiên phong dẫn đến việc phát triển vaccine mRNA, giúp hạn chế sự lây lan của Covid-19.
Cảnh sát Kosovo và Lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO tại Kosovo tiếp tục đảm bảo an ninh trong khu vực

600 quân Anh hiện diện ở Kosovo

GD&TĐ - NATO xác nhận sẽ triển khai 600 binh sĩ Anh tới Kosovo sau các cuộc đụng độ đánh dấu sự leo thang nghiêm trọng trong cuộc xung đột với Serbia.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh LB Nga Dmitry Medvedev

Nga cảnh báo sắc lạnh

GD&TĐ - "Lực lượng Nga cảnh báo sẽ nhắm vào bất kỳ binh sĩ Anh nào được cử đến Ukraine để huấn luyện cho quân đội nước này".