Bến Tre: Học sinh một số khối lớp trở lại trường từ ngày 4/10

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Bến Tre vừa ký ban hành kế hoạch dạy học từ tháng 10/2021. Theo đó, ngành GD&ĐT đang sẵn sàng chuyển trạng thái, kết hợp học trực tuyến và trực tiếp.

Học sinh Bến Tre trở lại trường học luân tuân thủ 5K để phòng dịch Covid-19 (Ảnh: Sở GD&ĐT Bến Tre)
Học sinh Bến Tre trở lại trường học luân tuân thủ 5K để phòng dịch Covid-19 (Ảnh: Sở GD&ĐT Bến Tre)

Từ ngày 4/10/2021, một số khối lớp ở Bến Tre sẽ bắt đầu học trực tiếp tại lớp.

Theo đó, đối với giáo dục THCS và giáo dục THPT triển khai theo 2 phương án.

Phương án 1: Từ ngày 4/10 đến 9/10/2021, học sinh lớp 12 học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục chia ½ lớp để thực hiện giãn cách, đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Học sinh từ lớp 6 đến lớp 11 học trực tuyến.

Từ ngày 11/10 đến 16/11/2021, học sinh lớp 9, 12 học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục. Học sinh từ lớp 6 đến lớp 8 và học sinh lớp 10, 11 học trực tuyến.

Phương án 2: Từ ngày 4/10 đến 9/10/2021, vẫn thực hiện như phương án 1. Riêng từ 11/10 đến 16/11/2021, học sinh từ lớp 6 đến lớp 8 học trực tuyến. Học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.

Cả 2 phương án đều tổ chức học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục đối với THCS, THPT từ 18/10/2021.

Đối với học sinh khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, từ ngày 18/10/2021, tổ chức học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục. Ngày 1/11/2021, học sinh mầm non học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.

Trong thời gian chưa học trực tiếp, các khối lớp vẫn duy trì học trực tuyến với các hình thức phù hợp với mức độ nguy cơ của địa phương, điều kiện dạy học thực tế của trường, của học sinh.

Sở GD&ĐT Bến Tre yêu cầu đối với cấp mầm non, học sinh tiếp tục ở nhà, các cơ sở giáo dục sẽ thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà. Giáo viên gửi video để hướng dẫn cho phụ huynh.

Đối với học sinh lớp 1, lớp 2, cơ sở giáo dục phối hợp cùng cha mẹ học sinh triển khai thực hiện giải pháp học tập qua truyền hình các môn: Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 do Bộ GD&ĐT phối hợp thực hiện. Giáo viên giới thiệu thêm đến cha mẹ học sinh một số đài truyền hình của các tỉnh, thành phố có phát sóng chương trình dạy học lớp 1, lớp 2 để biết và sắp xếp cho học sinh tham gia học.

Ngoài ra, giáo viên cần linh hoạt kết hợp gửi bài giảng đến cha mẹ học sinh qua các ứng dụng phổ biến, thông dụng như: Facebook, zalo, email..., phối hợp cùng cha mẹ học sinh hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả sách giáo khoa đồng thời chủ động học tập ở nhà phù hợp với khung thời gian, điều kiện cụ thể và khả năng đáp ứng của gia đình học sinh.

Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5, tổ chức dạy học trực tuyến là chủ đạo. Nhà trường căn cứ vào điều kiện thực tế để có định hướng, lựa chọn hình thức phù hợp cho việc dạy và học trực tuyến qua các hệ thống như LMS, Google Meet, … hoặc qua mạng xã hội như Zalo, Facebook… để hướng dẫn cho học sinh theo các chủ đề học tập, dành thời gian trực tuyến để hướng dẫn học tập là chủ yếu, hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả sách giáo khoa để học tập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.