Bé trai nuốt 13 viên bi vào bụng: "Tử thần giấu mặt" cha mẹ cần biết

Chơi bi là trò chơi được các em nhỏ rất thích thú tuy nhiên mới đây đã có trường hợp một bé trai nuốt 13 viên bi vào dạ dày chính là lời cảnh báo đáng sợ nhất về đồ vật này.

Bé trai nuốt 13 viên bi vào bụng: "Tử thần giấu mặt" cha mẹ cần biết

Báo Tiền Phong đưa tin, ngày 20/4, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương (Nghệ An) xác nhận, một bệnh nhân nhi nhập viện khi nuốt 13 viên bi nam châm.

Theo anh Nguyễn Hữu Hùng (bố cháu Nguyễn Hữu Tuấn Sang - 2 tuổi), trú tại xã Thanh Đồng, huyện Thanh Chương (Nghệ An) cho biết, vào ngày 13/4, thấy cháu Sang nôn nhiều, gia đình nghi cháu bị ngộ độc thức ăn nên đưa tới bệnh viện Đa khoa Đô Lương để thăm khám. Tại đây, sau khi chụp X-quang, bác sĩ phát hiện trong dạ dày của cháu có 13 viên bi kết thành một dãy dài.

Be trai nuot 13 vien bi vao bung:

Hình ảnh những viên bi nằm trong bụng bé S. Ảnh: Tiền Phong

Được biết, ở nhà, cháu Sang thường hay chơi bi với các bạn trong xóm. Những viên bi nam châm, có đường kính khoảng 5mm. Bởi vậy sau khi nuốt vào người đã tạo thành dãy dài, dính với nhau, nằm tại dạ dày. Hiện trạng nôn ói, nóng sốt có thể do những viên bi không tiêu hóa được theo đường hậu môn.

Sau đó, bệnh viện huyện Đô Lương và gia đình chuyển cháu xuống bệnh viện Sản – Nhi Nghệ An. Sau 2 ngày điều trị hồi sức, cháu Sang tiếp tục được chuyển ra bệnh viện Nhi Trung ương để tiến hành mổ nội soi, lấy các viên bi ra.

Thông tin từ bác sỹ, ngày 18/4, cháu Sang đã được mổ nội soi và lấy ra 9 viên bi, nhưng vẫn còn 4 viên. Những viên bi đã bám vào thành dạ dày, gây loét. Hiện, cháu Sang đang được điều trị hồi sức và theo dõi, nếu 4 viên bi còn lại không thể ra theo đường hậu môn trong vài ngày tới và vùng tổn thương không bị nhiễm trùng thì sẽ phải phẫu thuật tiếp. Nếu không lấy các viên bi này ra sớm, dạ dày cháu bé sẽ có nguy cơ bị bục và hoại tử.

Qua sự việc trên, bác sĩ cũng khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần nghiêm cấm trẻ chơi đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ, đồ chơi có kích thước nhỏ, vì trẻ có thể cho vào miệng nuốt, ảnh hưởng đến tính mạng, báo An Ninh Thủ Đô đưa tin.

Trường hợp khi trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn hoặc có thể làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn. Lúc này cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được can thiệp kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nếu trẻ có biểu hiện ho sặc sụa ngay sau khi ăn thì cần phải nghĩ tới dị vật đường thở. Khi trẻ bị dị vật đường thở cần phải xử trí ban đầu nhưng nếu trẻ ho được, khóc to, tỉnh táo nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. Nếu trẻ khó thở, tím tái, không khóc được cần làm thủ thuật để tống dị vật ra ngoài.

Theo VietQ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bệnh nhân chỉ uống nước đường phèn pha chanh gừng trong 10 ngày liên tiếp rồi chuyển sang ăn tinh bột. Ảnh: BVCC

Nguy kịch do nhịn ăn gián đoạn

GD&TĐ - Theo bác sĩ ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương, việc nhịn ăn gián đoạn và ăn uống mất cân đối không thể hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.