Ảnh minh hoạ: Internet.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, trước đó 12 tiếng, cháu D. có sang nhà hàng xóm chơi, thấy đàn chó con đáng yêu bèn bế lên chơi. Không ngờ, chó mẹ thấy vậy xông ra cắn vào tay khiến D. ngã ngửa. Chưa dừng lại, con chó đẻ hung dữ tiếp tục lao vào cắn vào cổ khiến bé trai chảy máu cổ.
Sau khi bị chó cắn, bệnh nhân có chảy máu vết cắn, bị phì khí - máu qua vết cắn, khóc khàn, khó thở nhẹ.
Các bác sĩ khuyến cáo, các gia đình nuôi chó mèo cần có ý thức trông giữ vật nuôi, tránh thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
Khi bị chó cắn cần rửa ngay vết thương với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Sau đó vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng vắc-xin và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.
Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
Đặc biệt, cần tiêm phòng dại cho chó, mèo đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của các bác sĩ hoặc cán bộ thú y; không bán hoặc tiêu thụ thịt chó, mèo… bị ốm hoặc nghi ngờ dại vì có thể làm cho bệnh dịch lây lan, người dân cũng cần nhốt hoặc theo dõi chó, mèo trong vòng 1 tuần nếu có biểu hiện bất thường hoặc ốm, chết thì phải đi tiêm phòng ngay.