Sáng sớm ngày 20/1, trong phòng chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện liên kết thuộc Đại học Dương Châu, bác sĩ Wang Yurong vừa cấp cứu cho bệnh nhân thì nhận được điện thoại thông báo có một bé gái 12 tuổi bị rối loạn ý thức cần điều trị gấp.
Khi bác sĩ Wang Yurong tới phòng cấp cứu nhận thấy gương mặt bên phải của bệnh nhi bị sưng, mí mắt không thể mở do gương mặt sưng phù. Lúc này bé gái đang trong trạng thái hôn mê, không nhận thức, nhiệt độ cơ thể lên tới 40 độ C, khó thở, nhịp tim nhanh, rất nguy hiểm.
Tuy nhiên sau khi chụp CT não không phát hiện có điều gì bất thường. Đột nhiên người mẹ của bệnh nhi vừa khóc vừa nói có thể vấn đề của đứa bé là do đã nặn mụn trên mũi vài ngày trước. Lúc này, bác sĩ Wang Yurong đoán rằng đứa trẻ có thể đã bị nhiễm trùng ở "vùng tam giác" nguy hiểm.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm ở đầu và CT ngực, kết quả cho thấy có dấu hiệu bất thường ở não, viêm phổi hai bên và bị tràn dịch màng phổi.
Sau khi trò chuyện thêm với gia đình, bác sĩ Wang Yurong biết rằng năm ngày trước, đứa trẻ đã nặn mụn trên mũi. Ba ngày trước, cô bé xuất hiện triệu chứng đau đầu và sốt.
Gia đình ban đầu nghĩ con bị sốt nên đưa tới bệnh viện địa phương để điều trị. Tuy nhiên, tình trạng của đứa trẻ chưa kịp giảm bớt đã bị rối loạn ý thức, không tự chủ.
Bé gái 12 tuổi nguy kịch sau khi nặn mụn đã dần hồi phục.
Sau khi tích cực cho uống thuốc chống viêm, chống đông máu và các phương pháp điều trị khác, ý thức của bệnh nhi dần trở nên rõ ràng, nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường và mặt cũng đỡ sưng. Sau hơn mười ngày điều trị, tình trạng của đứa trẻ đã cải thiện đáng kể và sẵn sàng để được xuất viện.
Liu Weili, giám đốc Khoa Chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Liên kết của Đại học Dương Châu cho biết mặc dù cô đã ở trong bệnh viện trong nhiều năm nhưng lần đầu tiên gặp trường hợp vì nặn mụn mà phải vào vào Khoa Chăm sóc đặc biệt.
May mắn thay, đứa trẻ đã được điều trị kịp thời, nếu không sẽ dẫn tới do nhiễm trùng hệ thống, đối mặt với nguy cơ khó kiểm soát hoặc thậm chí tử vong.
"Tam giác nguy hiểm" là gì?
“Tam giác nguy hiểm” hay "tam giác chết" trên gương mặt chúng ta là một thuật ngữ ám chỉ khu vực từ sống mũi xuống hai khóe miệng, tạo thành một hình tam giác. Nói cách khác, “tam giác chết” là khu vực bao gồm cả sống mũi và phần hàm trên.
Nếu đầy hơi, co thắt hoặc nhiễm trùng mô mềm, trầy xước ở khu vực này, vi khuẩn sẽ chảy ngược vào xoang hang nội sọ hoặc tĩnh mạch màng não dọc theo tĩnh mạch chậu trong và tĩnh mạch mắt, gây ra nhiễm trùng nội sọ như viêm xoang hang và viêm màng não thậm chí còn đe dọa đến tính mạng.
Viêm xoang hang là gì?
Hang xoang là một khu vực nhỏ bên trong sọ người, là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh liên quan đến cử động và cảm nhận của mắt và miệng. Khu vực này được bao bọc bởi xương thái dương và xương bướm (một loại xương trong hộp sọ).
Các tĩnh mạch thông thường đều có van để ngăn máu chảy ngược chiều, tuy nhiên tĩnh mạch ở khu vực này đều là loại không van.
Do đó, nếu vô tình để nhiễm trùng vết thương ở khu vực này, điều đó đồng nghĩa với việc phần máu độc bị nhiễm khuẩn sẽ đi ngược lên não, tiến vào các khu vực dây thần kinh và hậu quả cực kỳ khôn lường.
Khi vi khuẩn và độc tố lây lan đến các bộ phận khác nhau của cơ thể cùng với lưu lượng máu, có nhiều áp xe, như áp xe phổi, áp xe não, viêm tủy xương,…
Cách phòng ngừa viêm xoang hang
- Hãy chú ý đến việc làm sạch da mặt và loại bỏ những thói quen xấu như ngoáy mũi, nặn mụn, chạm vào mũi và kéo mũi;
- Chú ý đến vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh tay;
- Bị mọc mụn ở vùng "tam giác nguy hiểm", nghiêm cấm nặn, ép mụn;
- Khi tình trạng nghiêm trọng, hãy tìm tư vấn y tế kịp thời, bôi thuốc kháng sinh.