Theo nghiên cứu từ trường Đại học Alberta (Edmonton, Canada), bể bơi công cộng có chứa 75 lít nước tiểu của con người – kết quả từ thói quen của hầu hết mọi người khi đến bể bơi công cộng. Đây có thể nguyên nhân gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe của những người thường đi bơi ở bể bơi công cộng.
Nhóm nghiên cứu lấy mẫu nước tại 31 bể bơi và bồn tắm nước nóng tại hai thành phố của Canada và đo nòng độ các chất 31 hồ bơi và bồn tắm nước nóng tại 2 thành phố ở Canada, và đo nồng độ đường nhân tạo acesulframe potassium (ACE) – một chất có trong các loại thực phẩm mà không thay đổi đi vào cơ thể.
Họ phát hiện ACE có trong tất cả các mẫu nước tại 31 bể bơi – với nồng độ cao gấp 570 lần so với mẫu nước máy. Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng kết quả này để xác định hàm lượng nước tiểu trung bình có trong các bể bơi.
"Chúng tôi không theo dõi số lượng người sử dụng hồ bơi trong khoảng thời gian ba tuần nên khổng thể ước tính lượng nước tiểu mỗi ngày có trong bể bơi” - Tác giả của nghiên cứu Lindsay Blackstock cho biết. Tuy nhiên thói quen phổ biến này của mọi người sẽ “gậy ông đập lưng ông”.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Science & Technology vào năm 2014 cho biết khi axit uric trong nước tiểu trộn lẫn với clo sẽ tạo nên một hợp chất độc có tên cyanogen chloride (CNCI) và trichloramine (NCl3) .
Cyanogen chloride (CNCI) là dạng tồn tại của cyanide ở dạng thể khí và không màu. Cyanide là một hóa chất cực độc. Theo các nhà khoa học, nếu tiếp xúc một lượng lớn cyanide có thể gây tổn thương cho não và tim mạch, nếu tiếp xúc ở liều lượng thấp có thể gây những hậu quả như khó thở, đau tim, nôn mửa, thay đổi máu, đau đầu, làm rộng tuyến giáp.
Thậm chí, nếu thường xuyên bị nhiễm chất này sẽ gây ra chứng viêm da, các bệnh về tuyến giáp, mất sự phối hợp giữa các cơ bắp… NCI3 có thể gây ra tổn thương phổi cấp tính.
Các nghiên cứu khác đã tìm thấy rằng các hợp chất trong nước tiểu có thể phản ứng với chất khử trùng để tạo thành phụ phẩm có tên DBPs.
Trong các DBPs có một số hợp chất độc hại, một số có thể gây hư bào thai, một số gây hại cho gen thông qua phá hủy ADN và một số còn gây ung thư.
Bể bơi (nhất là bể ngoài trời) được coi là một trong những địa điểm dễ bị ô nhiễm nhất. Những bể dạng này thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, dễ bị nhiễm khuẩn bởi bụi bẩn, các loại vi trùng, tảo bao bào tử trong nước mưa, phân chim…
Ngoài ra, nguồn thải ô nhiễm ra bể bơi còn bao gồm các vi sinh vật, lượng dầu bài tiết trên cơ thể người đi bơi như mồ hôi, mỹ phẩm, kem chống nắng, nước tiểu, nước bọt…
Do đó, bể bơi bắt buộc phải được xử lý hóa học trước khi đem vào sử dụng. Thành phần không thể thiếu trong nước bể bơi thường bao gồm clo. Đây là hóa chất dùng để khử trùng, tiêu diệt các thành phần gây ô nhiễm nước bể.
Clo là một chất khử trùng thông thường, các hợp chất clo được sử dụng trong các bể bơi để giữ sạch sẽ và vệ sinh. Clo được sử dụng dưới hai dạng chủ yếu là calcium hypochlorite (rắn) và sodium hypochlorite (lỏng).
Hai hợp chất này tác dụng với nước tạo thành axit hypochlorous. Axit này giết chết vi khuẩn và các mầm bệnh bằng cách phá vỡ màng lipid, tiêu diệt enzyme và ấu trùng bên trong tế bào vi khuẩn thông qua phản ứng oxy hóa.
Bể bơi là nơi có rất nhiều hóa chất, các chất thải, chất bẩn gây hại cho cơ thể. Vì thế, ngoài đồ bơi chất liệu tốt, mọi người cũng nên trang bị các phương tiện “bảo hộ” như kính, mũ bơi… để bảo vệ cho các vùng nhạy cảm trên cơ thể, nhất là đôi mắt, tránh ảnh hưởng xấu và các bệnh tật gây hại. Hãy nhớ tắm tráng trước khi xuống bể và ngay sau khi bơi xong để hóa chất không bám vào da quá lâu.