'Bayraktar đã cứu Ukraine'

GD&TĐ -Theo chuyên gia Taras Chmut, Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đã cứu Ukraine khi Nga tiến hành cuộc chiến tại Kiev.

Ukraine buộc phải bắn hạ một chiếc Bayraktar TB2 do mất quyền điều khiển.
Ukraine buộc phải bắn hạ một chiếc Bayraktar TB2 do mất quyền điều khiển.

Nhận định được chuyên gia quân sự hàng đầu Ukraine, Taras Chmut cho biết trên tạp chí quốc phòng Military Watch của Mỹ: "Tôi nghĩ nếu không có chúng (Bayraktar TB2) thì trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến, tôi không nghĩ Ukraine có thể trụ vững được".

Vị chuyên gia này cho rằng những chiếc máy bay tấn công không người lái (UCAV) Bayraktar TB2 đã hạ gục lực lượng hậu cần, phá hủy các xe tải tiếp nhiên liệu và chế ngự hệ thống phòng không của đối phương, tạo điều kiện cho hàng không Ukraine tấn công các mục tiêu của Nga.

"Nhờ máy bay không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất mà quân đội của chúng tôi có cơ hội tiến hành trinh sát trên không một cách hiệu quả, kịp thời phát hiện các hành động của đối thủ và đồng thời tấn công các mục tiêu của họ", vị chuyên gia này cho biết thêm.

Taras Chmut đứng đầu một tổ chức phi chính phủ có tên Come Back Alive đã huy động được hàng chục triệu USD từ cộng đồng để mua sắm thiết bị quân sự cho quân đội Ukraine, bao gồm cả máy bay không người lái.

Vị chuyên gia này nói thêm rằng máy bay không người lái Bayraktar TB2 là vũ khí mang ý nghĩa chiến lược của Kiev ngang hàng với các hệ thống tên lửa đạn đạo Tochka-U.

Chung nhận định với Chmut, chuyên gia Aaron Stein thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại (FPRI) ở Philadelphia, Mỹ, cho rằng những video do TB2 ghi lại và được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội "là ví dụ hoàn hảo về chiến tranh hiện đại".

Nhưng ông Stein cũng thừa nhận nhược điểm của TB2 là tốc độ chậm và dễ bị phòng không đối phương bắn hạ, khiến vai trò của loại vũ khí này ngày càng suy giảm. Sau hơn 1 năm chiến sự, mẫu UCAV do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đã gần như biến mất trên chiến trường Ukraine.

"Lực lượng Nga đã bắn hạ hơn 100 UCAV Bayraktar TB2 được Thổ Nhĩ Kỳ bàn giao cho Ukraine", ông Stein cho biết.

Số ít còn lại trong phi đội TB2 Ukraine chủ yếu đảm nhận một số nhiệm vụ trinh sát hạn chế. Căn cứ của Trung đoàn số 383, đơn vị phụ trách vận hành phi đội TB2, tại thành phố miền tây Khmelnitsky cũng từng nhiều lần bị Nga tập kích bằng tên lửa hành trình.

"Đánh giá chung với những dòng UCAV như TB2 là chúng hoạt động rất hiệu quả nếu không phải đối mặt với mạng lưới phòng không, tác chiến điện tử phức tạp. Những chiếc TB2 bay thấp và tương đối chậm, dễ trở thành mục tiêu cho những hệ thống phòng không được tổ chức tốt.

Điều này từng xảy ra ở Libya và vùng tranh chấp Nagorno-Karabakh", Samuel Bendett, chuyên gia về UAV tại Trung tâm Phân tích Hải quân có trụ sở tại Mỹ nhận xét.

Sau thiệt hại ban đầu vì TB2, lực lượng Nga đã rút kinh nghiệm, nhanh chóng cải thiện năng lực tác chiến điện tử để chế áp hoạt động của UAV đối phương. "Hàng loạt chiếc TB2 đã bị bắn hạ sau khi Nga chỉnh đốn phương thức tác chiến", Bendett nhận xét.

Các tổ hợp tác chiến điện tử của Nga như Krasukha-4 hay Borisoglebsk-2 được ví như sát thủ vô hình trên chiến trường, có thể gây nhiễu, vô hiệu hóa tín hiệu dẫn đường và chiếm quyền điều khiển UAV Ukraine.

Một số chuyên gia nhận định mối đe dọa từ lưới phòng thủ Nga khiến Ukraine phải rất hạn chế sử dụng dòng TB2.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.