Không chỉ nổi tiếng với hàng ngôi nhà rường trăm tuổi, làng cổ Phước Tích (huyện Hương Điền, Thừa Thiên - Huế) còn được biết đến với nghề gốm cổ truyền đặc sắc. Ảnh: Lò sấp để nung gốm ở làng Phước Tích.
Nghề gốm của làng gắn với một sản vật tiến vua độc nhất vô nhị mà người dân làng vẫn tự hào cho đến ngày nay. Ảnh: Các mẫu khuôn gốm ở lò.
Đây không phải một thứ cao lương mỹ vị nào mà chỉ là một vật dụng rất quen thuộc của người Việt xưa... Ảnh: Khu nhà và phòng trưng bày sản phẩm của một nghệ nhân gốm làng Phước Tích.
Đó chính là “om ngự”, một loại om đất được làm riêng để nấu cơm từ gạo An Cựu cho vua ăn. Ảnh: Các sản phẩm gốm được trưng bày trong nhà rường cổ.
Điểm đặc biệt nhất của loại om này là chỉ được dùng một lần rồi bỏ. Ảnh: Một chiếc "om ngự" trong phòng trưng bày.
Chất liệu chính om là đất sét loại hảo hạng được khai thác ở vùng Diên Khánh (Quảng Trị), nung theo kỹ thuật riêng của nghệ nhân làng Phước Tích. Ảnh: Bàn xoay gốm của nghệ nhân làng Phước Tích.
Theo sử liệu, từ thời Minh Mạng đến Khải Định , làng được gia ân mỗi tháng phải tiến vua 30 cái “om ngự” để cúng tiến vua.
Do những thay đổi của thời cuộc mà nghề gốm ở làng Phước Tích đã có lúc rơi vào cảnh mai một.
Điều đáng mừng rằng trong những năm gần đây nghề này đã dần dần được khôi phục dưới sự tài trợ của các tổ chức nước ngoài.
Theo kienthuc.net.vn