Bắt quả tang 2 công ty đổ hơn 13 tấn chất thải rắn công nghiệp trái quy định

GD&TĐ - Tiến hành kiểm tra, cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đã bắt quả tang 2 công ty có hành vi đổ tổng hơn 13 tấn chất thải rắn công nghiệp trái quy định.

Ngày 20/12, thông tin từ Công an tỉnh Hậu Giang cho biết, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, phát hiện 2 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đổ chất thải rắn công nghiệp thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường.

Cụ thể, vào ngày 15/12, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Hậu Giang phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra, phát hiện Công ty TNHH Giavika (địa chỉ tại ấp Trầu Hôi, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A) có hành vi đổ chất thải rắn công nghiệp thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường với khối lượng 684 kg.

Về nước thải, cơ quan chức năng phát hiện có phát sinh ra môi trường bên ngoài, nước thải có màu đen, nhiều cặn lơ lửng. Đoàn đã tiến hành thu 1 mẫu nước thải phân tích các thông số để xác định mức độ ô nhiễm.

Chất thải của 2 công ty được đổ trái phép ra môi trường. Ảnh: Công an Hậu Giang.
Chất thải của 2 công ty được đổ trái phép ra môi trường. Ảnh: Công an Hậu Giang.

Tiếp đó, trong 2 ngày 16 và 17/12, đơn vị tiếp tục phối hợp kiểm tra, phát hiện Công ty TNHH Một thành viên nông sản Thanh Tuấn (địa chỉ tại số nhà 151, ấp Mỹ Hiệp 1, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh) có hành vi đổ, thải chất thải rắn công nghiệp thông thường với khối lượng 12.679 kg.

Theo cơ quan chức năng, công ty trên không xây dựng hệ thống xử lý nước thải mà đặt ống ngầm thải nước thải chưa qua xử lý ra kênh Mù U (thuộc ấp Mỹ Hiệp, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh). Đoàn đã tiến hành thu 1 mẫu nước thải phân tích các thông số để xác định mức độ ô nhiễm.

Hiện nay các vụ việc đang củng cố hồ sơ xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...