Bất ngờ với 2 dự án đạt giải nhất Khởi nghiệp Xanh 2024

GD&TĐ -Hai dự án nổi bật 'Nâng cao giá trị trái tắc, bưởi và mãng cầu xiêm' và 'Bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami' đã đạt giải Nhất Khởi nghiệp Xanh 2024.

Hai dự án nổi bật 'Nâng cao giá trị trái tắc, bưởi và mãng cầu xiêm' và 'Bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami' đã đạt giải Nhất Khởi nghiệp Xanh 2024.
Hai dự án nổi bật 'Nâng cao giá trị trái tắc, bưởi và mãng cầu xiêm' và 'Bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami' đã đạt giải Nhất Khởi nghiệp Xanh 2024.

Sau hai ngày thi 9 và 10/11 tại Hội trường Dinh Thống Nhất, TPHCM, Vòng chung kết cuộc thi Ý tưởng/dự án Khởi nghiệp Xanh – Phát triển bền vững đã tìm ra những dự án đạt giải cao nhất ở cả bảng A và B.

Cụ thể, tại bảng A (ý tưởng/dự án hoạt động dưới 1 năm), 1 giải nhất thuộc về dự án “Các dòng bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami” của Mai Tuấn Anh đến từ TPHCM; 2 giải nhì thuộc về dự án “Chanh rừng Co Loi - Mẫu Sơn và các sản phẩm từ chanh rừng hướng tới sản phẩm OCOP” của Nguyễn Thị Phương Thùy, Tô Phương Quỳnh (đến từ Lạng Sơn) và dự án “Than hoạt tính, bột đánh răng từ than hoạt tính, túi lọc khí" của nhóm dự án Thông Long, Nguyễn Thị Kiều Loan, Nguyễn Ngọc Vân Anh đến từ tỉnh Bình Thuận.

0d842d49c314784a2105.jpg
Giải nhất bảng A thuộc về dự án “Các dòng bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami” của Mai Tuấn Anh đến từ TPHCM.

2 giải 3 thuộc về dự án “Dalat Chicory Tea - Trà sức khoẻ từ cây bồ công anh tím canh tác hướng hữu cơ tại Đà Lạt" của nhóm thí sinh Nguyễn Thị Thêu, Lê Quang Khải đến từ tỉnh Lâm Đồng; và dự án “Sản xuất chén đĩa từ mo cau” của thí sinh Đào Thị Vân đến từ tỉnh Đắk Lắk.

Tại bảng B (dự án hoạt động trên 1 năm), giải nhất thuộc về dự án “Nâng cao giá trị trái Tắc, Bưởi và Mãng cầu xiêm" của nhóm thí sinh Huỳnh Lê Ngọc Viễn, Nguyễn Ngọc Thanh Hà đến từ tỉnh Đồng Tháp.

Hai giải nhì thuộc về dự án “Nâng cao giá trị quả bơ Tây Nguyên - Mỹ phẩm thiên nhiên Pơ Lang”, do nhóm thí sinh Phạm Thị Thu Hằng, Vũ Thị Huệ, Đinh Huy Thắng đến từ Đắk Lắk; và dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo trong tổ chức liên kết nuôi heo thảo dược vì sinh theo chuỗi giá trị có kiểm soát" của nhóm thí sinh Nguyễn Thị Hoài Sen, Nguyễn Thị Hiền đến từ tỉnh Quảng Bình.

giai-nhi.jpg
Dự án “Chanh rừng Co Loi - Mẫu Sơn và các sản phẩm từ chanh rừng hướng tới sản phẩm OCOP” của Nguyễn Thị Phương Thùy, Tô Phương Quỳnh (đến từ Lạng Sơn) đạt giải nhì bảng A.

Ba giải 3 thuộc về dự án “Nâng tầm giá trị của chiếc CHIẾU truyền thống thành những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại”, do Lê Thị Phương Thảo là chủ dự án (tỉnh An Giang); Dự án “Bảo tồn và phát triển ẩm thực cộng đồng Kontum”, của nhóm thí sinh Nguyễn Đức Hoàng, Nguyễn Ngọc Luyến đến từ tỉnh Kontum; Dự án “Sản phẩm quà tặng thiết kế sang trọng từ rác thải vỏ sò ốc”, của nhóm thí sinh Nguyễn Thị Hồng Lan, Dương Quang Chung, Phan Trần Thanh Trúc đến từ Vũng Tàu.

Sau 10 năm, đã có 2.300 thí sinh đến dự cuộc thi, trong đó có đến 1.600 dự án. Các ý tưởng, dự án tham dự cuộc thi mỗi năm sẽ góp phần bổ sung, mở rộng, làm mạnh thêm, đa dạng thêm cộng đồng doanh nông khởi nghiệp…”- bà Vũ Kim Hạnh chia sẻ.

Ba giải khuyến khích thuộc về các dự án: “Sản xuất trà OolongSen (100% lá sen tươi)”, của nhóm thí sinh Nguyễn Hữu Anh, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Trương Thị Ngọc Như đến từ tỉnh Đồng Tháp; Dự án “Thương hiệu Cỏ Cây Hoa Lá" của nhóm thí sinh Tô Mỹ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Bích đến từ Hà Nội; và dự án “Đà Giang food - Thực phẩm sạch từ trang trại đến bàn ăn kết hợp du lịch trải nghiệm trên lòng hồ Hòa Bình" của nhóm thí sinh Trịnh Thanh Hòa, Nguyễn Mai Hồng, Đinh Thị Mai đến từ tỉnh Hòa Bình.

Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA), cuộc thi năm nay thu hút nhiều ý tưởng, dự án từ miền Trung và nhiều tỉnh cực Bắc của tổ quốc. Điểm mới năm nay của cuộc thi là ban giám khảo không chỉ chấm các dự án khởi nghiệp mà còn chấm thêm cả các ý tưởng. Chủ yếu ý tưởng là các bạn đồng bào các dân tộc, vùng sâu, vùng xa.

Năm nay, cuộc thi được chia thành 2 bảng. Trong đó, bảng A (dự án là cá nhân/nhóm) là 12 ý tưởng/dự án và bảng B (dự án là cá nhân, tập thể thuộc tổ hợp tác/hợp tác xã/doanh nghiệp) là 24 dự án.

36 dự án đến từ 26 tỉnh thành trên khắp cả nước như: An Giang, Bến Tre, Bình Thuận, Phú Yên, Đắk Lắk, Đắk Nông, Nghệ An, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hà Giang…. Trong đó, nhiều dự án do phụ nữ làm chủ. Đặc biệt, có nhiều bạn trẻ, thanh niên nông thôn, phụ nữ là đồng bào các dân tộc: Dao, Mông, Mường, Nùng, Tày, Thái, Raglai… tham gia với các dự án từ tài nguyên bản địa quê mình như dự án nâng cao giá trị quả mận kết hợp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Bắc Nặm, Bắc Kạn của Cà Thị Bầy.

Theo bà Vũ Kim Hạnh, sau khi các bạn trẻ tham gia vào chương trình này, bất kể có đến được chung kết hay không, các bạn đều được tham gia vào các bussiness tour, cuộc triển lãm… Đặc biệt, mỗi bạn tham gia được tham gia vào 30 suất học mà chúng tôi tổ chức hàng tuần, hàng tháng.

“Năm nay, việc kết nối với thị trường quốc tế được coi trọng hơn để các bạn có thể sớm tiếp cận với tiêu chuẩn và thị trường quốc tế” – bà Vũ Kim Hạnh khẳng định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.