Bất ngờ phát hiện hóa thạch của loài bò sát biển có 4 lỗ mũi

Một loài bò sát mới được phát hiện ở phía đông dãy Andes thuộc Colombia. Mũi của nó rất đặc biệt, mỗi lỗ mũi được chia thành 2 lỗ riêng biệt, đặc điểm giúp phân biệt nó với các loài thằn lằn cá khác.

Phần hộp sọ của cá đang được nghiên cứu.
Phần hộp sọ của cá đang được nghiên cứu.

Loài bò sát biển này được đặt tên là Muiscasaurus catheti, có tuổi đời 130 triệu năm tuổi. Các nhà khoa học cho biết sẽ rất khó để mô phỏng một cách chính xác về loài sinh vật này vì thời gian nó sống cách đây khá lâu. 

Giống như các loài khác trong họ này, M. catheti có mắt lớn, hàm và răng nhỏ và ăn các loài cá nhỏ khác. Hóa thạch được tìm thấy là của một cá thể chưa trưởng thành, dài 3m. Con trưởng thành có thể đạt tới độ dài 5m.

Bất ngờ phát hiện hóa thạch của loài bò sát biển có 4 lỗ mũi

Hóa thạch của loài thằn lằn cá.

Erin Maxwell - người phân tích hóa thach thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Stuttgart (Đức) cho biết: “Có thể xác định được đây là con chưa trưởng thành dựa trên kích thước mắt so với phần còn lại của hộp sọ. Ở loài bò sát, cá thể con thường có mắt và đầu rất to so với toàn bộ cơ thể”.

"Hơn nữa, xương của nó ở dạng xốp, cho thấy nó còn đang tiếp tục phát triển. Vì chỉ tìm thấy hộp sọ nên rất khó xác định được cơ thể của nó trông như thế nào".

Họ thằn lằn cá như loài mới này sống ở đại dương từ kỉ Trias đến kỉ Phấn trắng cách đây khoảng 250 đến 100 triệu năm. M.catheti sống khoảng vào khoảng 15 triệu năm trước khi họ thằn lằn cá tuyệt chủng. Lí do chúng biến mất vẫn còn là một bí ẩn.

Bất ngờ phát hiện hóa thạch của loài bò sát biển có 4 lỗ mũi ảnh 2

Hình ảnh mô phỏng loài bò sát M.catheti.

Ngày nay các vùng nhiệt đới nắm giữ số lượng cao nhất các loài sinh vật biển có xương sống, nhưng rất ít loài được biết đến từ thời kì đầu kỷ Phấn Trắng.

Hóa thạch mới từ Colombia sẽ rất hữu ích trong việc tìm hiểu liệu vùng biển nhiệt đới luôn là điểm nóng đa dạng sinh học.

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ