Bất ngờ cách thử thai độc và lạ của người xưa

Trước khi phát minh ra que thử thai, con người dùng cách nào để xác định mình có thai? Một số cách còn xác định được cả giới tính thai nhi mà không cần dùng đến siêu âm.

Bất ngờ cách thử thai độc và lạ của người xưa

Thử nghiệm lúa mì và lúa mạch

93e6cb14152696822f6b5eec6f33b07f6_qjyx-565x353

Phương pháp thử thai này của người Ai Cập cổ đại. Vào năm 1350 TCN, phụ nữ đi tiểu vào hạt lúa mì và lúa mạch. Vài ngày sau, nếu hạt lúa mì nảy mầm tức là đã mang thai con gái, hạt lúa mạch mọc lên có nghĩa bầu con trai. Nếu hạt không nảy mầm là không mang thai.

Năm 1963 các nhà khoa học đã thử nghiệm phương pháp thử thai này trong một phòng thí nghiệm. Kết quả 70% mẫu nước tiểu của phụ nữ mang thai khiến hạt nảy mầm, trong khi nước tiểu của phụ nữ không mang thai thì không làm hạt lúa mì hay lúa mạch lên mầm.

Kết luận của các nhà khoa học hiện đại: "Những phát minh của người Ai Cập cổ đại thực sự đáng kinh ngạc".

Thử thai bằng củ hành

5f4cd261433f42681ec5a986dfa305522cd9bfb1

Trong khi người Ai Cập cổ đại thử thai bằng cách dùng lúa mì và lúa mạch thì người Hy Lạp lại dùng củ hành.

Những phụ nữ Hy Lạp cổ đại sẽ nhét một củ hành hoặc một loại củ có mùi hăng vào âm đạo và để qua đêm. Sáng hôm sau nếu hơi thở của người phụ nữ có mùi hành thì điều đó đồng nghĩa với việc cô ấy không mang thai.

Người Hy Lạp cho rằng nếu không mang thai thì tử cung sẽ mở do đó mùi hành có thể thông lên đến miệng do hít phải mùi hành. Còn nếu người phụ nữ mang thai thì tử cung sẽ đóng lại do đó hơi thở của cô ấy sẽ không có mùi.

Phương pháp thử thai này đã được ghi trong tài liệu của Hippocrates (năm 460 – 370 trước Công nguyên), người được xem là cha đẻ của nền y học phương Tây, và một số tài liệu cổ được viết trên giấy cói (papyrus) của người Hy Lạp.

Màu sắc nước tiểu

700x466_0xd42ee42d_6290125101435877171
Đây là phương pháp thử thai phổ biến ở châu Âu vào thế kỷ 16. Nước tiểu của phụ nữ mang thai có màu vàng nhạt đến trắng đục.
Một số nơi trộn nước tiểu với rượu vang và quan sát kết quả. Rượu phản ứng với các protein trong nước tiểu, cho biết có thai hay không. Tuy nhiên, thử nghiệm này không chính xác nếu người phụ nữ mắc một số bệnh như tiểu đường, trầm cảm hoặc ăn thực phẩm như cà rốt, dâu tây khiến màu nước tiểu thay đổi.

Màu sắc âm đạo

Trong khoảng 6-8 tuần đầu thai kỳ, âm đạo có thể có màu xanh đậm hoặc tím đỏ do sự gia tăng lưu lượng máu đến khu vực này. Dấu hiệu mang thai này lần đầu được nhận thấy vào năm 1836 bởi một bác sĩ người Pháp. Nó sau này được gọi là dấu hiệu của Chadwick, do bác sĩ James Read Chadwick công bố tại cuộc họp của Hiệp hội Phụ khoa Mỹ năm 1886.

Việc theo dõi màu sắc vùng âm đạo để thử thai về sau được gọi là “dấu hiệu Chadwick”. Tuy nhiên để nhận thấy “dấu hiệu Chadwick” đòi hỏi phải khám âm đạo, vì vậy nhiều phụ nữ không muốn dùng biện pháp này.

Đi tiểu vào thỏ

mo-thay-con-tho-danh-con-gi

Năm 1920, hai nhà khoa học Đức là Selmar Aschheim và Bernhard Zondek lấy mẫu nước tiểu của phụ nữ mang thai tiêm vào chuột và thỏ trong khoảng 5 ngày. Vào ngày thứ 5, những con chuột và thỏ bị giết để khám nghiệm tử thi và kiểm tra buồng trứng. Nếu buồng trứng của chúng phát triển chứng tỏ người phụ nữ mang thai.

Phương pháp thử thai này khiến rất nhiều thỏ bị giết chết. Thậm chí thời đó cụm từ “thỏ chết” có nghĩa là người phụ nữ đang mang thai. Thật may mắn vì ngày nay phụ nữ có thể thử thai dễ dàng bằng que thử mà không phải tàn sát nhiều con vật như vậy nữa.

Thử nghiệm ếch

Thử nghiệm trên ếch tương tự theo nguyên tắc kiểm tra trên thỏ, song phương pháp này tốt hơn một chút do không phải giết chúng. Năm 1940, các nhà khoa học thử nghiệm lấy nước tiểu của phụ nữ mang thai tiêm vào ếch sống. Loài lưỡng cư này sẽ sản xuất trứng trong vòng 24 giờ sau tiêm mà không phải chờ đợi lâu hơn.

Theo Phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ