Bật mí về dãy số xuất hiện trong các bộ phim của hãng Pixar
Nhiều fan cứng Disney, Pixar đã nhìn ra bí ẩn này trong nhiều phim và nhận được lời giải đáp từ chính các họa sĩ làm việc tại đây.
Năm 1979, George Lucas mở một xưởng phim hoạt hình trực thuộc Lucasfilm. Chưa đầy 5 năm sau nhà sản xuất lừng danh nhận ra làm phim hoạt hình không phải là sở trường của mình và bán lại studio này cho Steve Jobs (CEO hãng Apple) với giá 5 triệu USD. Sau bản hợp đồng ký ngày 3/2/1986 xưởng phim chính thức được đổi tên thành Pixar. Trong 2 thập niên tiếp theo giá trị của hãng phim vô danh ngày nào đã vươn lên con số 7,4 tỷ USD trong thương vụ mua bán giữa Apple và hãng phim Walt Disney vào năm 2006.
Sau gần 30 năm hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm của Pixar đều mang trong mình nhiều điều thú vị mà chỉ các họa sĩ tại đây biết được. Một trong số đó là dòng mật mã A113 bí ẩn xuất hiện trong tất cả các phim của hãng. Dãy mật mã chính là tên một phòng học tại Học viện Nghệ thuật California – nơi trưởng thành của nhiều họa sĩ Pixar và Disney. Ngay từ bộ phim đầu tiên của Pixar - Toy Story ra mắt năm 1995 dòng chữ số A113 đã xuất hiện rất rõ ràng bên cạnh nhân vật Woody.
Ngoài ra, A113 còn là biển số xe quen thuộc xuất hiện trong bộ phim hoạt hình Lilo and Stitch.
Dù xuất hiện ở vị trí khá nhỏ và mờ nhưng người hâm mộ vẫn nhận ra chiếc biển số A113 trong bộ phim Cars.
Không chỉ có biển số xe, mật mã A113 còn được đặt cho chiếc tàu hỏa trong bộ phim The Princess and the Frog.
Hoặc chỉ cần tinh mắt bạn có thể thấy chiếc máy ảnh trong bộ phim Finding Nemo cũng mang mã số A113.
Ở một vị trí rõ ràng hơn, người hâm mộ có thể tìm thấy A113 trên con mắt trí thông minh nhân tạo AUTO trong bộ phim Wall-E ra mắt năm 2008.
Một cảnh quay ông lão Carl ngồi chờ bên ngoài căn phòng A113 không được nhiều người nhớ tới trong bộ phim Up.
Căn phòng A113 cũng chính là nơi gã quái vật James P Sullivan xuất hiện trong Monster Inc.
Trong bộ phim bom tấn mới đây nhất của Pixar - Big Hero 6 mật mã A113 lại xuất hiện dưới dạng ngôn ngữ lập trình.
GD&TĐ - Một mô hình trường học trực tuyến của Mỹ được thành lập với kì vọng mang giáo dục tiên tiến của Mỹ đến với học sinh Việt Nam với chi phí thấp nhất.
GD&TĐ - Năm học đã kết thúc, các trường vùng cao Nghệ An vẫn giữ học sinh lớp 12 ở lại ôn thi. Giáo viên bám lớp, dạy học miễn phí chặng đường “nước rút”.
GD&TĐ - Học sinh nên sơ đồ hoá bằng sơ đồ tư duy, dựa trên kiến thức cơ bản trong quá trình học. Đây chính là “chìa khóa” để làm bài tốt môn Lịch sử...