Tình trạng đau quặn bụng sau khi ăn
Đau bụng sau khi ăn hoặc tức bụng sau khi ăn có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu như cơn đau nhanh chóng biến mất thì thường là do thức ăn gây ra.
Tuy nhiên nếu như ngoài cảm giác đau bụng bạn còn kèm theo một số biểu hiện khác như tiêu chảy, táo bón hay đầy chường bụng thì có thể đây là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nào đó. Để điều trị bệnh hiệu quả cần xác định đúng nguyên nhân gây ra.
Đau bụng sau khi ăn là do đồ ăn
Một số loại thức ăn có thể khiến cho bạn đau bụng ngay sau khi ăn. Có thể kể tới như:
1. Ngộ độc thực phẩm
Một trong những triệu chứng đầu tiên của ngộ độc thực phẩm là đau quặn bụng. Ngoài ra bạn sẽ gặp một số triệu chứng khác như:
Nôn mửa
Tiêu chảy
Mệt mỏi
Sốt cao
Các triệu chứng khác có thể xuất hiện vài giờ sau khi ăn nhưng chúng có thể sẽ xuất hiện sau vài ngày hoặc vài tuần.
Thông thường ngộ độc thực phẩm chỉ diễn ra trong vài ngày và có thể tự điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, uống đủ nước.
2. Ăn thực phẩm chua giàu axit
Đau bụng sau khi ăn có thể do ăn thực phẩm có tính axit gây kích ứng dạ dày như các loại nước ép trái cây, cà chua. Đây là các loại thực phẩm nên tránh ăn khi bụng đói dễ gây đau bụng.
3. Ăn đồ ăn gây đầy hơi
Hơi bị kẹt trong đường tiêu hóa gây khó chịu, căng tức bụng, đau nhói khó chịu sau khi ăn.
Một số loại thực phẩm dễ gây đầy bụng sau khi ăn như:
Hành
Đậu
Bắp cải
Súp lơ xanh
Nhai kẹo cao su, hút thức uống bằng ống mút cũng dễ nuốt không khí vào bụng gây ra cảm giác đau bụng sau khi ăn.
4. Ăn đồ ăn cay hoặc uống đồ uống gây kích ứng dạ dày
Đồ ăn cay gây ra cảm giác kích ứng nóng rát dạ dày. Vì thế, ăn đồ ăn quá cay sẽ dễ bị đau bụng sau khi ăn.
Đồ uống chứa caffein như trà hay cà phê cũng có khả năng gây kích ứng dạ dày sau khi uống. Có nhiều người bị kích ứng và đau bụng sau khi uống các loại đồ uống này.
Đồ uống có gas hay cồn cũng có thể gây ra chứng ợ nóng và gây đau bụng.
Đối với những người từng bị dị ứng hải sản, lạc, trứng,… nên ghi lại các triệu chứng bất thường và các loại thức ăn đã ăn. Bởi nếu trong món ăn bạn ăn có thực phẩm dị ứng dù đã chế biến kĩ thì cũng sẽ gây kích ứng khiến bạn dễ bị đau bụng sau khi ăn.
5. Ăn quá nhiều
Ăn quá no thường xuyên không tốt cho sức khỏe. Cảm giác khó chịu, căng tức đau bụng sau khi ăn là dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều. Hãy ăn vừa đủ no để không gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
Đau quặn bụng sau khi ăn do tâm lý căng thẳng
Nhiều người bị căng thẳng khiến cho các cơ cũng gặp áp lực nên dễ xảy ra hiện tượng đau bụng sau khi ăn.
Hãy thở chậm và sâu trước khi ăn để giúp làm thư giãn các cơ. Ăn chậm và nhai kĩ để tránh tình trạng đau bụng sau khi ăn.
Đau quặn bụng sau khi ăn là do bệnh lý
Một số tình trạng bệnh cũng có khả năng gây đau bụng sau khi ăn.
1. Viêm dạ dày
Bệnh viêm dạ dày làm cho niêm mạc dạ dày bị viêm gây ra tình trạng nôn mửa, khó tiêu, đau bụng.
Viêm dạ dày thể nhẹ có thể chỉ cần thăm khám và điều trị tại nhà bằng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống. Người bị đau dạ dày nên loại bỏ thực phẩm có tính axit và ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm bớt cơn đau bụng.
2. Loét dạ dày
Vết loét phát triển ở trên niêm mạc dạ dày có thể gây đau rát. Loét dạ dày thường là do nhiễm trùng. Bệnh cũng có thể là do hệ quả của việc sử dụng một số loại thuốc kéo dài như aspirin.
Bệnh nhân cần được thăm khám và sử dụng thuốc điều trị đúng phác đồ của bác sĩ.
3. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra cảm giác đau bụng sau khi ăn kèm theo ợ chua. Nguyên nhân là do axit dạ dày đi từ dưới tràn vào thực quản (ống dẫn thức ăn) gây cảm giác nóng rát ở ngực và cổ họng. Bệnh cũng gây ra tình trạng nóng rát vùng thượng vị dạ dày.
Loại bỏ thức ăn cay, không uống rượu và giảm cân sẽ phần nào kiểm soát được bệnh.
4. Chứng bệnh viêm đại tràng co thắt
Bệnh viêm đại tràng co thắt hay hội chứng ruột kích thích, đại tràng kích thích là một chứng bệnh hiện tại không chữa khỏi được hoàn toàn. Tuy nhiên có nhiều cách giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh.
Viêm đại tràng co thắt gây ra tình trạng đau quặn bụng sau khi ăn. Bên cạnh đó, người bệnh còn kèm theo tiêu chảy, táo bón và chướng bụng khó tiêu. Thường các triệu chứng sẽ giảm bớt sau khi đi tiêu.
Triệu chứng bệnh có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng. Bạn có thể thay đổi một số thói quen sống để giảm phần nào các triệu chứng bệnh như:
Ăn chậm hơn
Tránh đồ ăn giàu chất béo và các thực phẩm chế biến sẵn
Tập thể dục thường xuyên
Loại bỏ rượu và đồ uống có đường
Ăn đều đặn và không bỏ bữa.
Trị đau quặn bụng sau khi ăn do viêm đại tràng co thắt với thuốc đại tràng Đông y
Đau bụng sau khi ăn do viêm đại tràng kích thích sẽ gây ra nhiều khó chịu nếu không được điều trị. Xu hướng mới hiện nay chính là sử dụng các bài thuốc Đông y trị bệnh đại tràng co thắt do an toàn, không gây tác dụng phụ như thuốc Tây. Tuy không có tác dụng nhanh như thuốc Tây nhưng thuốc Đông y trị từ căn nguyên gây bệnh giúp phòng ngừa tái phát.
Kế thừa bài thuốc hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống, thuốc đại tràng Đông y giúp trị viêm đại tràng co thắt hiệu quả. Hiện sản phẩm được sản xuất dưới dạng viên nén tiện dụng tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Sản phẩm có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng
Bạn bị:
Viêm đại tràng.
Viêm ruột cấp, mãn tính.
Đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Đã có Đại Tràng Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT