Bát hương có những dấu hiệu này cuối năm phải thay gấp

Bát hương có những dấu hiệu này cuối năm phải thay gấp

1. Bát hương làm bằng đá

Bát hương làm bằng đá là điều tối kỵ bởi chất liệu này chỉ phù hợp với miếu chùa, chứ không hợp với bàn thờ trong nhà. Nếu gia chủ cố tình sử dụng chất liệu này thì rất có thể tài lộc trong nhà sẽ bị mang hết đi.

bat huong co nhung dau hieu nay, tet phai thay gap keo dac toi than linh - 1

2. Đựng cát trong bát hương

Nhiều gia đình đổ cát vào bát hương để cắm nhang mà không thể ngờ đây là một quan niệm sai lầm. Phong thủy quan niệm cát là thứ bụi bặm, ô uế nên để trong vật linh thiêng như bát nhang thì gia chủ khó mà tránh khỏi tai ương, xui xẻo.

Tốt nhất, gia chủ nên lấy tro đun bếp được đun bằng rơm bỏ vào trong, có như vậy thì tài lộc mới đầy nhà, vui vẻ hạnh phúc.

3. Bát hương bị xê dịch

Bát hương thường được đặt chính giữa bàn thờ, tuyệt đối trong 1 năm không được xê dịch tùy tiện kẻo gia đình gặp tai họa, xui xẻo ập đến.

Bạn nên chú ý đến cuối năm thay bát hương phải dùng bàn tay sạch sẽ để thay. Chân hương sau khi dọn mang ra hồ, sông bỏ hoặc đốt hết.

Phải giữ lại số chân hương là số lẻ, điều này sẽ khiến gia đình an yên, tài lộc, sức khỏe, hạnh phúc quanh năm.

4. Bát hương bị đặt chông chênh

Như đã nói ở trên, bát hương là vật linh thiêng nên cần phải cố định, bạn không nên liều lĩnh đặt bát hương chông chênh lệch bên trái hay bên phải.

bat huong co nhung dau hieu nay, tet phai thay gap keo dac toi than linh - 3

Cho dù bàn thờ lớn nhỏ thế nào cũng phải nhớ có đủ ba bát hương, bát chính giữa là to nhất để thờ các quan thổ công, thổ thần, Táo quân… Hai bát hai bên là thờ ông bà, tổ tiên của gia đình. Trên bàn thờ luôn phải có đèn dầu (hoặc nến) để thể hiện sự tôn nghiêm chốn linh thiêng.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý những điều này khi dọn bàn thờ Tết: 

Dùng đồ không sạch để lau dọn bàn thờ ngày Tết

Khi đã biết việc dọn bàn thờ ngày Tết rất quan trọng thì bạn cũng không được lơ là việc dùng gì để lau dọn.

Những đồ lau dọn bàn thờ như chổi quét, khăn lau, khăn khô đều là đồ sạch, được mua về để dùng riêng cho lau dọn bàn thờ tổ tiên là tốt nhất, hạn chế dùng chổi, khăn lau dọn chung, vốn mang nhiều uế tạp, không đảm bảo sự tôn nghiêm.

Dùng nước lạnh để rửa bài vị

Khi lau rửa bàn thờ thì nên dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh để lau rửa bài vị. Đặc biệt, khi lau bát hương, không nên xê dịch bát hương nhiều, chỉ nên dùng giẻ sạch lau qua thành bát bớt bụi, tàn nhang bám trên đó.

Nước dùng để lau dọn bàn thờ, lau bát hương, rửa bình hoa hay chén đĩa trên bàn thờ đều phải là nước sạch, được cất riêng, có nhà cẩn thận còn dùng nước mưa, hay kỳ công nấu hẳn một nồi nước lá trầu, lá bồ để chuẩn bị cho việc dọn dẹp bàn thờ tổ tiên ngày Tết được thanh sạch, trang trọng nhất.

Có thể nấu nước 5 thứ thảo dược (quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn), hoặc rượu gừng để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng. Đun sôi cho kỹ những thảo dược đó với 1,5 lít nước, để ấm rồi dùng nước đó để lau rửa bàn thờ và đồ thờ cúng.

bat huong co nhung dau hieu nay, tet phai thay gap keo dac toi than linh - 4

Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Phật luôn ở vị trí trang trọng và luôn được ưu tiên trước nhất.

Người xưa quan niệm nếu không làm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần Phật, thần Phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

Di chuyển bát chân hương tùy tiện

Các nhà tâm linh cho rằng, bàn thờ là nơi linh thiêng, phù hộ cho gia đình bình an, ấm no và hạnh phúc. Chúng ta không nên tùy tiện động chạm di chuyển. Điều này sẽ làm Tổ tiên, các vị thần khó an vị để phù hộ cho con cháu.

Ngoài ra, người ta còn quan niệm, nếu di chuyển bát hương quá nhiều sẽ dễ chuyển sang hướng xấu, gây xui xẻo cho gia chủ.

* Bài viết chỉ mang tính tham khảo.

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ