Bắt được cá có hàm răng giống người ở Oklahoma

Một cậu bé ở Oklahoma bắt được một con cá kỳ dị với hàm răng giống con người trong hồ nước ở sau nhà.

Cận cảnh con cá ăn tạp có hàm răng giống người. (Ảnh: Cục Bảo tồn Động vật Hoang dã Oklahoma)
Cận cảnh con cá ăn tạp có hàm răng giống người. (Ảnh: Cục Bảo tồn Động vật Hoang dã Oklahoma)

Theo một bài đăng của Cục Bảo tồn Động vật Hoang dã Oklahoma (ODWC), Mỹ, vào ngày 15 tháng 7, cậu bé Charlie Clinton đã bắt được con cá kỳ lạ trong hồ nước ở sau nhà.

Loài cá này được gọi là Pacu, thuộc họ Serrasalmidae và có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cá Pacu có chiều dài khoảng 1 mét và nặng tới 40 kg.

Hàm răng của cá đã tiến hoá trông giống người để phù hợp với chế độ ăn uống đa dạng. Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ (AMHN), những chiếc răng dẹt, giống người của chúng có thể là kết quả của chế độ ăn tạp đa dạng, bao gồm cá nhỏ, động vật giáp xác có vỏ cứng, trái cây và hạt của các loài thực vật nước ngọt.

Đây không phải trường hợp đầu tiên loài cá này được tìm thấy khi vào năm 2018, Kennedy Smith đã bắt được một con Pacu ở hồ Oklahoma nặng khoảng 0,5 kg. Con cá đã cắn vào ngón tay của cô khi cô cố gắng gỡ nó ra khỏi móc.

Smith nói với USA Today: “Tôi đã rất bối rối vì biết rằng cá không bình thường. "Thật kỳ lạ. Chúng giống con người và điều đó càng khiến nó trở nên kỳ lạ hơn."

Loài cá này tác động đến hệ sinh thái như thế nào?

Các quan chức của ODWC cho biết cá Pacu xâm nhập vào các hệ sinh thái nước ngọt ở Hoa Kỳ thông qua ao và sông. Ban đầu, người dân nuôi chúng như thú cưng nhưng sau một thời gian họ lại thả xuống các vùng ao, sông khi cá phát triển, vượt kích thước bể.

Theo AMNH, phân Pacu được bón cho cây nước ngọt và vì thế giống cá được nhân rộng, khiến chúng trở thành loài chủ chốt trong hệ sinh thái bản địa. Tuy nhiên, giống như hầu hết các loài xâm lấn khác, cá Pacu có thể có tác động tiêu cực đến hệ sinh thái mà chúng được đưa vào.

Đại diện của ODWC đã viết trong một bài đăng trên Facebook: “Việc vứt bỏ vật nuôi không mong muốn xuống các tuyến đường thủy có thể cực kỳ gây hại cho động vật hoang dã bản địa”.

"Chúng là một loài xâm lấn, kỳ lạ có thể gây thiệt hại cho hệ sinh thái địa phương của chúng ta." Do đó, những người câu cá được khuyến khích loại cá Pacus khỏi sông và ao nếu câu được.

Pacus không phải là loài cá duy nhất có răng giống người xuất hiện ở vùng biển Hoa Kỳ.

Vào năm 2021, một phát hiện ương tự cũng được tìm thấy khi một con cá đầu cừu (Archosargus probatocephalus) với bộ da trắng như ngọc trai đã được đánh bắt ở bờ biển Bắc Carolina.

Theo Live Science, NPR

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.