Bất động sản du lịch: Nguy cơ "ngủ đông" đến hết năm 2021

Thị trường giảm sút

Thống kê từ Hiệp hội BĐS Việt Nam, từ đầu năm đến nay, hoạt động trên thị trường BĐS du lịch - nghỉ dưỡng kém nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Từ tháng 6/2020, nhờ vào sự gia tăng của du khách nội địa, thị trường du lịch Việt Nam đã trên đà hồi phục sau khi bị sụt giảm mạnh trong những tháng đầu năm 2020 do tác động của dịch bệnh.

Trong tháng 7/2020, các địa điểm ven biển đã ghi nhận mức công suất khá cao vào các dịp cuối tuần. Các khách sạn và resort thuộc phân khúc cao cấp và hạng sang cũng đã áp dụng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút nhóm du khách nội địa. Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng theo đó đã có sự khởi sắc nhất định.

Tuy nhiên, thị trường trong nước khi vừa mới hoạt động trở lại, giai đoạn 2 của dịch bùng phát, khiến hàng chục nghìn tour tuyến du lịch nội địa bị hủy. Đơn cử, tại TP Hồ Chí Minh các doanh nghiệp lữu hành như Vietravel với gần 21.000 tour bị hủy trong cuối tháng 7; Saigontourist với hơn 10.000 tour bị hủy; các doanh nghiệp như BenThanh, Lữ hành Fiditour, Hòa Bình, Đất Việt, TST cũng bị hủy từ 5.000 tour trở lên.

Công suất buồng phòng và doanh thu của hoạt động khách sạn trên phạm vi cả nước cũng bị sụt giảm 36% về giá và 13% về công suất phòng, riêng khách sạn 5 sao giảm tới 50% về giá và công suất do không có khách quốc tế.

Đối với dự án BĐS du lịch, từ đầu năm 2020 đến nay, chỉ có thêm 5 dự án được cấp phép đầu tư mới tại Khánh Hòa và Phú Yên. Bên cạnh đó, hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thẩm định, nghiệm thu để đưa các sản phẩm du lịch - nghỉ dưỡng vào hoạt động cũng hết sức hạn chế. Chỉ tính riêng từ đầu quý II/2020 đến nay chỉ có chưa đầy 700 sản phẩm căn hộ du lịch được nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

Tiếp tục khó khăn?

Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết, phân khúc BĐS du lịch của Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, minh chứng là sau giãn cách xã hội đợt 1 thì nhiều dự án mới được cấp giấy phép xây dựng. Nhưng đối mặt với sự lây lan trở lại của dịch bệnh từ cuối tháng 7 đến nay sẽ khiến cho nhà đầu tư e ngại. Vì vậy, nếu khống chế dịch thành công trong quý III/2020, thị trường BĐS nói chung và BĐS du lịch nghỉ dưỡng sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định mặc dù sẽ thấp hơn với cùng các thời kỳ của năm trước.

“Trường hợp dịch bệnh kéo dài hơn, thậm chí đến cuối năm, thị trường bất động sản nói chung đều bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phòng dịch mạnh hơn của Chính phủ. Thị trường sẽ phải "ngủ đông" lâu hơn, có thể phải kéo qua năm 2021” - ông Nguyễn Văn Đính nhận định.

Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính Mạc Văn Quang cho rằng, hiện nay, các doanh nghiệp đầu tư vào BĐS du lịch đang chịu ảnh hưởng từ việc huy động vốn. Việc dịch bệnh kéo dài sẽ khiến cho nhiều chủ đầu tư thiếu vốn. Trong khi không phải bất cứ dự án BĐS du lịch nào cũng được vay vốn ngân hàng, đặc biệt là dự án Condotel.

Ngược lại, đối với những dự án được vay vốn ngân hàng, nhưng không vận hành được thì cũng lâm vào tình cảnh không có doanh thu hoặc phải kéo dài thời gian triển khai dẫn đến tình trạng gia tăng lãi suất và chậm thanh toán nợ gốc và tiền lãi.

“Để tháo gỡ khó khăn trong hoàn cảnh này, các cơ quan giúp việc cho Chính phủ cần nhanh chóng thực hiện các gói giải pháp hỗ trợ đã được phê duyệt, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nhà đầu tư tiếp tục tham gia vào thị trường” - ông Mạc Văn Quang nhìn nhận.

Theo kinhtedothi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.