'Bát cháo nghĩa tình' của người lính biên phòng nơi biên cương

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Hơn 4 năm qua, chương trình “Bát cháo nghĩa tình” của Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay, BĐBP Quảng Trị làm ấm lòng hàng nghìn người bệnh.

Đại úy Lê Anh Quốc, Bí thư Đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay trao cháo cho bệnh nhân.
Đại úy Lê Anh Quốc, Bí thư Đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay trao cháo cho bệnh nhân.

Thượng tá Nguyễn Xuân Linh, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay cho biết, Đồn Biên phòng quản lý địa bàn 2 xã biên giới A Ngo, A Bung ở huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

Ngoài nhiệm vụ chính trị giữ vững an ninh biên giới, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, đơn vị thường xuyên hỗ trợ người dân là đồng bào thiểu số Vân Kiều, Pa Cô trong phát triển kinh tế, xã hội.

Chương trình “Bát cháo nghĩa tình” được Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay triển khai từ 2019 và duy trì đến nay.
Chương trình “Bát cháo nghĩa tình” được Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay triển khai từ 2019 và duy trì đến nay.

Từ nguồn kinh phí do cán bộ, chiến sĩ đóng góp và vận động, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế La Lay đã tổ chức, duy trì có chất lượng, hiệu quả nhiều chương trình, mô hình an sinh xã hội, giúp đỡ bà con vùng biên giới, các cháu học sinh nghèo như: chương trình Nồi cháo nghĩa tình, Xuân biên phòng, ấm lòng dân bản, Ổ bánh mì nơi biên giới, Tiết học biên giới, Nâng bước em đến trường, Ánh sáng vùng biên, Con nuôi Biên phòng, Dê giống khởi nghiệp…

Những bát cháo thể hiện tình cảm của người lính biên phòng với nhân dân biên giới.
Những bát cháo thể hiện tình cảm của người lính biên phòng với nhân dân biên giới.

Hướng đến kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống Bộ đội biên phòng, những cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay vẫn duy trì chương trình “Bát cháo nghĩa tình” tại Trung tâm Y tế huyện Đakrông (cơ sở 2) tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông.

Nồi cháo biên phòng duy trì hơn 4 năm qua mang đến niềm vui cho nhiều người bệnh.
Nồi cháo biên phòng duy trì hơn 4 năm qua mang đến niềm vui cho nhiều người bệnh.

Sau một đêm chuẩn bị, khoảng 7h ngày 1/3, các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay có mặt tại Trung tâm y tế, mang theo nồi cháo chất chứa tình cảm của người lính biên phòng để trao đến các bệnh nhân Pa Kô đang điều trị tại đây.

Binh nhất Trần Văn Long hào hứng khi được tận tay trao bát cháo nghĩa tình đến các bệnh nhân.
Binh nhất Trần Văn Long hào hứng khi được tận tay trao bát cháo nghĩa tình đến các bệnh nhân.

Với tấm lòng, tình cảm ân cần của lính biên phòng, những bát cháo đã được bệnh nhân đón nhận trong niềm vui và hạnh phúc.

Có mặt tại sảnh Trung tâm Y tế nhận cháo, mẹ Kăn Phú (ở thôn Tà Rụt 3, xã Tà Rụt) đang điều trị tại khoa Nội xúc động trước những tình cảm của người lính quân hàm xanh. Đây là lần thứ 3 mẹ Kăn Phú nhận cháo của bộ đội biên phòng.

Chương trình được tổ chức vào mỗi sáng thứ 6 hàng tuần.
Chương trình được tổ chức vào mỗi sáng thứ 6 hàng tuần.

Đại úy Lê Anh Quốc, Bí thư Đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay cho biết, chương trình “Bát cháo nghĩa tình” được Ban chỉ huy Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay giao cho Đoàn thanh niên triển khai từ 2019 và duy trì đến nay. Kinh phí thực hiện chương trình do cán bộ, chiến sĩ đóng góp và trích kinh phí khen thưởng. Ngoài ra, một phần kinh phí do Đồn biên phòng và Trung tâm y tế vận động từ bên ngoài.

Ban đầu, chương trình “Bát cháo nghĩa tình” được Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay và Công đoàn Trung tâm Y tế huyện Đakrông luân phiên duy trì 1 tháng 2 lần vào sáng thứ 6.

Anh Hồ Quốc Nghĩa, tổ trưởng Công đoàn Trung tâm Y tế huyện Đakrông (cơ sở 2) nói, chương trình đã giúp đỡ không ít người bệnh khó khăn.
Anh Hồ Quốc Nghĩa, tổ trưởng Công đoàn Trung tâm Y tế huyện Đakrông (cơ sở 2) nói, chương trình đã giúp đỡ không ít người bệnh khó khăn.

Sau vài lần phát cháo cho bà con, những người lính Biên phòng nhận thấy, bệnh nhân điều trị ở đây chủ yếu là người dân nghèo thuộc các xã A Ngo, A Bung và A Vao, nên tăng lên mỗi tuần 1 lần.

Mỗi lần tổ chức phát cháo đều phối hợp Trung tâm y tế nắm bắt số lượng bệnh nhân, có lúc từ 20-30 bệnh nhân, có khi nhiều hơn.

Anh Hồ Quốc Nghĩa, tổ trưởng Công đoàn Trung tâm Y tế huyện Đakrông (cơ sở 2) nói rằng, bệnh nhân điều trị tại đây chủ yếu là đồng bào Pa Kô, điều kiện khó khăn, có người không có tiền ăn. Nắm bắt thực tế đó, Trung tâm y tế phối hợp với Đồn triển khai chương trình nói trên và đã giúp đỡ không ít bệnh nhân điều trị bệnh tại trung tâm.

Tham gia phát cháo cho bệnh nhân, Bác sĩ Hồ Thị Tâm bày tỏ niềm vui khi được hỗ trợ bệnh nhân khó khăn.

Bác sĩ Hồ Thị Tâm bày tỏ niềm vui khi được hỗ trợ bệnh nhân khó khăn.
Bác sĩ Hồ Thị Tâm bày tỏ niềm vui khi được hỗ trợ bệnh nhân khó khăn.

Ngoài “Nồi cháo nghĩa tình“, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế La Lay còn tổ chức chương trình “Ổ bánh mì biên giới”.

Chương trình “Ổ bánh mì biên giới” hướng đến học sinh khó khăn.
Chương trình “Ổ bánh mì biên giới” hướng đến học sinh khó khăn.

Nhờ mô hình này, hơn 6 năm qua, hàng ngàn lượt học sinh tiểu học ở hai xã biên giới A Bung, A Ngo được cấp phát miễn phí bánh mì và sữa vào 2 buổi sáng trong tuần.

Để mọi học sinh đều được ăn sáng đủ chất, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng thay phiên nhau chở bánh mì tới các điểm trường.
Để mọi học sinh đều được ăn sáng đủ chất, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng thay phiên nhau chở bánh mì tới các điểm trường.

Để mọi học sinh đều được ăn sáng đủ chất, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng thay phiên nhau chở bánh mì tới các điểm trường. Có điểm trường xa đơn vị tới 10km, đường khó đi nhưng không ai quản ngại, vẫn đưa mì, đưa sữa, bảo đảm số lượng, chất lượng bữa sáng các em học sinh.

Mỗi tuần có 2 bữa ăn như thế này, các giáo viên cũng đỡ vất vả trong việc huy động học sinh đến lớp.
Mỗi tuần có 2 bữa ăn như thế này, các giáo viên cũng đỡ vất vả trong việc huy động học sinh đến lớp.

Đối với trẻ em ở miền núi, khu vực biên giới huyện Đakrông, việc có ổ mì và sữa cho bữa ăn sáng là món ăn xa xỉ. Mỗi tuần có 2 bữa ăn như thế này, các giáo viên cũng đỡ vất vả trong việc huy động học sinh đến lớp, vì em nào cũng muốn đi học để có mì, có sữa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Lạc quan xây hạnh phúc

GD&TĐ - Chị đang lúi húi dưới bếp chuẩn bị bữa cơm chiều, nghe tiếng gọi hoảng hốt của mấy đứa nhỏ đang chơi ngoài ngõ vội chạy ra.