Bảo tồn động vật tuyệt chủng với kỹ thuật đông khô

GD&TĐ -Các nhà khoa học Nhật Bản đã sản sinh thành công chuột nhân bản từ những tế bào đông khô trong một kỹ thuật mới mà họ tin rằng một ngày nào đó có thể giúp bảo tồn các loài và vượt qua những thách thức của các phương pháp bảo tồn sinh học hiện có.

Bảo tồn động vật tuyệt chủng với kỹ thuật đông khô

Các mẫu này thường được bảo quản lạnh bằng nitơ lỏng hoặc được giữ ở nhiệt độ cực thấp, một phương pháp tốn kém và phụ thuộc vào nguồn điện.

Mẫu được sử dụng cho phương pháp này thường liên quan đến tinh trùng và tế bào trứng, có thể khó hoặc không thể thu hoạch được từ động vật già hoặc vô sinh.

Các nhà khoa học tại Đại học Yamanashi của Nhật Bản muốn xem liệu họ có thể giải quyết những vấn đề đó bằng cách đông lạnh các tế bào soma - bất kỳ tế bào nào không phải là tinh trùng hoặc tế bào trứng - và cố gắng sản sinh nhân bản vô tính từ chúng.

Họ đã thử nghiệm với hai loại tế bào của chuột và nhận thấy rằng, trong khi việc sấy đông giết chết chúng và gây tổn thương DNA đáng kể, chúng vẫn có thể tạo ra phôi nang nhân bản - một quả cầu tế bào phát triển thành phôi.

Từ đó, các nhà khoa học đã chiết xuất các dòng tế bào gốc mà họ sử dụng để tạo ra 75 con chuột nhân bản. Một trong số chúng sống được tận một năm chín tháng và nhóm nghiên cứu cũng đã phối giống thành công chuột nhân bản với chuột tự nhiên và chúng đều đẻ ra những lứa chuột con bình thường.

Teruhiko Wakayama, Giáo sư tại Khoa Khoa học Môi trường và Đời sống của Đại học Yamanashi, người dẫn đầu nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, cho biết: “Sẽ không khó để cải thiện công nghệ. Chúng tôi tin rằng trong tương lai, chúng tôi sẽ có thể giảm thiểu những bất thường và tăng tỷ lệ sinh bằng cách phát hiện các chất bảo vệ quá trình đông khô và cải tiến các phương pháp làm khô”.

Công nghệ còn một số nhược điểm khác - tỷ lệ nhân bản chuột thành công từ các tế bào được bảo quản trong nitơ lỏng hoặc ở nhiệt độ cực thấp là từ hai đến năm phần trăm trong khi phương pháp đông khô chỉ là 0,02 phần trăm.

Nhưng Wakayama nói rằng, kỹ thuật mới vẫn còn đang ở giai đoạn đầu và so sánh nó với thành công nhân bản vô tính đầu tiên là cừu Dolly - thành công duy nhất sau hơn 200 lần thử.

Simon Clulow, thành viên nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Bảo tồn Sinh thái và Địa chất học của Đại học Canberra, cho biết phương pháp này không thể thay thế hoàn toàn phương pháp bảo quản lạnh, nhưng nó thể hiện một “bước tiến rất thú vị đối với các nhà khoa học quan tâm đến vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu”.

Một trong những dự án gần đây của họ liên quan đến tinh trùng chuột đông khô được gửi đến Trạm vũ trụ quốc tế. Sau sáu năm trong không gian, các tế bào này vẫn được bù nước thành công khi được mang trở lại Trái đất và sản sinh ra những con chuột con khỏe mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ