Bảo tồn đặc sản dừa sáp từ công nghệ nuôi cấy mô tế bào

GD&TĐ - Đề tài bảo tồn đặc sản dừa sáp từ công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực hiện bởi đội ngũ các nhà khoa học của Trường ĐH Trà Vinh  

Trường ĐH Trà Vinh bảo tồn đặc sản dừa sáp từ công nghệ nuôi cấy mô tế bào.
Trường ĐH Trà Vinh bảo tồn đặc sản dừa sáp từ công nghệ nuôi cấy mô tế bào.

Nghiên cứu thành công

Dừa sáp là một trong các giống dừa có giá trị kinh tế cao là đặc sản của tỉnh Trà Vinh, do có đặc tính cơm (cùi) đặc sệt, độ dầu cao hơn dừa thường, hàm lượng dinh dưỡng cao và mùi thơm đặc trưng.Tuy nhiên, do đặc tính di truyền của loại dừa này, việc nhân giống để duy trì giống dễ bị lai, khiến cho việc lựa chọn cây con giữ đặc tính tốt như bản chất của giống là rất khó. Nghiên cứu bảo tồn trái cây này từ công nghệ nuôi cấy mô tế bào đã được các nhà khoa học Trường ĐH Trà Vinh (TVU) thực hiện thành công.

TS Phạm Thị Phương Thúy, Phó Trưởng phòng Khoa học Công nghệ Trường Đại học Trà Vinh cùng PGS.TS Phạm Văn Đồng, Viện Di truyền Nông nghiệp làm chủ nhiệm đề tài và các giảng viên Khoa Nông nghiệp Thủy sản, TVU cùng thực hiện với mục tiêu nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào, kết hợp với các giải pháp canh tác để bảo tồn, lưu giữ, nhân giống và phát triển một số giống dừa có giá trị kinh tế cao, phục vụ chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mới tại tỉnh Trà Vinh.

Quá trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vi sinh Trường ĐH Trà Vinh

Quá trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vi sinh Trường ĐH Trà Vinh

Cây dừa là cây duy nhất sử dụng phương pháp hữu tính để nhân giống hay còn gọi là phương pháp ươm quả. Chính vì thế, dừa rất dễ bị lai, nên khi nhân giống việc lựa chọn cây con giữ đặc tính tốt như bản chất của giống là rất khó. Đây là căn cứ để chúng tôi chọn phương pháp nuôi cấy mô tế bào cho phép tái sinh nguồn cây giống dừa sáp và giúp duy trì giống này một cách hiệu quả hơn.

Đối với dừa sáp trồng từ phương pháp nhân giống truyền thống thì tỷ lệ trái sáp đối với giống dừa sáp cao là < 25%, trong khi đối với giống dừa sáp lùn thì tỷ lệ đạt 20 - 40%. Phương pháp nuôi cấy phôi hữu tính là sử dụng phôi hữu tính từ trái sáp, nuôi cấy in vitro trong môi trường nhân tạo; với phương pháp này cây giống tạo ra có tỷ lệ trái sáp/ quày theo lý thuyết có thể đạt 100%. Với kỹ thuật nhân giống này là phương pháp tối ưu nhất để nâng cao tỷ lệ trái sáp/quày đạt từ 80 - 100%.

Kết quả đáng ghi nhận

TS Phạm Thị Phương Thúy cho biết: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành 18 thí nghiệm nhiều hơn 16 thí nghiệm so với thuyết minh đề tài. Qua đó, nhóm đã xác định các biện pháp cải tiến để hoàn thiện quy trình nhân giống giúp nâng cao tỷ lệ thành công của quy trình từ < 40% lên 63% (63 cây xuất vườn/100 phôi đưa vào môi trường tạo chồi) và thời gian nhân giống giảm từ hơn 24 tháng xuống còn dưới 14 tháng.

Việc sử dụng ong ký sinh Asecodes hispinarum và nấm ký sinh Metarhium anisopliae xen kẻ nhau để phòng trị rệp sáp, bọ vò voi đã thể hiện sự khác biệt so với đối chứng sau 1 năm bố trí thí nghiệm. Xác định được môi trường tối ưu và mẫu mô sử dụng để tạo được mô sẹo dừa và môi trường tạo tế bào tiền phôi dừa: Môi trường để bào tiền phôi biệt hóa thành phôi vô tính, Môi trường tạo chồi của phôi vô tính và Môi trường tạo rễ.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành 18 thí nghiệm nhiều hơn 16 thí nghiệm so với thuyết minh đề tài.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành 18 thí nghiệm nhiều hơn 16 thí nghiệm so với thuyết minh đề tài.

Đề tài tạo ra 300 cây con dừa sáp in vitro, 300 cây con dừa dứa in vitro, 200 cây dừa sáp ngoài vườn ươm và 200 cây dừa dứa ngoài vườn ươm. Đã đăng 1 tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp (ĐH Nông Lâm Huế); 2 tạp chí khoa học công nghệ - nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1 tạp chí Đại học Cần Thơ, 1 International Journal of Engineering Sciences & Research Technology, xuất bản 2 sách chuyên khảo bởi Nhà xuất bản Đại học Huế. Hướng dẫn thành công 02 Thạc sỹ và 01 nghiên cứu sinh.

"Quy trình tạo cây dừa từ mô sẹo phôi hoá của dừa sáp thực hiện đầy đủ theo các bước và tạo được cây dừa hình thành từ phôi vô tính, đem trồng trong giá thể thích hợp. Đây là nghiên cứu có giá trị và đáng khích lệ. Đồng thời, “Quy trình nhân nhanh in vitro giống dừa sáp (Makapuno Coconuts) thông qua giai đoạn tạo phối vô tính” được chấp nhận đơn sáng chế hợp lệ của Cục Sở hữu Trí tuệ".- TS Phạm Thị Phương Thúy

Đề tài xây dựng thành công: Quy trình thâm canh dừa sáp, được nghiệm thu ở cấp cơ sở, giúp nông dân kỹ thuật canh tác dừa sáp phôi. Quy trình tạo ra cây dừa từ mô sẹo phôi hoá của dừa dứa, được đánh giá cao về sự đa dạng của thí nghiệm là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng quy trình, chất lượng và khối lượng nghiên cứu đáp ứng theo yêu cầu đặt hàng. Quy trình nhân giống cây dừa sáp bằng kỹ thuật nuôi cấy phôi hữu tính, đã được nghiệm thu cấp Bộ.

Phát huy giá trị đặc sản

Được biết đến nay, đề tài đã có vườn cây đầu dòng dừa sáp trồng giống cấy phôi hữu tính với diện tích 5 ha tại TVU; Có được quy trình nhân giống dừa sáp bằng kỹ thuật nuôi cấy phôi hữu tính với tỷ lệ thành công đạt từ ≥ 55%. Sau 5 năm thực hiện, đề tài đạt được kết quả nổi bật trên lĩnh vực cấy phôi và trên lĩnh vực cấy mô. Đề tài xây dựng thành công 1 vườn cây đầu dòng dừa, diện tích 5ha với 800 cây dừa sáp cấy phôi tại tỉnh Trà Vinh. Tuổi cây dao động từ 2 -4 năm tuổi, đến nay có khoảng 5% cây đã cho trái với tỷ lệ trái sáp/quày đạt > 90%.

Bảo tồn đặc sản dừa sáp từ công nghệ nuôi cấy mô tế bào ảnh 3

Sản phẩm đã được thị trường đón nhận và đánh giá cao.

Giám đốc trung tâm truyền thông và quảng bá cộng đồng TVU, Nguyễn Đồng Khởi chia sẻ: Hiện giá trái dừa sáp tại vườn từ 80.000 - 150.000 đồng/trái, đôi khi tăng đến 160.000 - 170.000 đồng/trái vào các mùa lễ hội, cao gấp 10 - 20 lần so với trái dừa ta, dâu. Với đặc tính cơm (cùi) đặc sệt, độ dầu cao hơn dừa thường, hàm lượng dinh dưỡng cao, mùi thơm đặc trưng hơn nên dừa sáp được dùng để chế biến thực phẩm (kem, bánh, kẹo), nước giải khát và mỹ phẩm, cho hiệu quả kinh tế gấp 10-20 lần dừa thường. TVU sẽ tăng cường quảng bá sản phẩm ra thị trường.

Để tiếp nối thành công của đề tài, TVU đã thành lập dự án “Chăm sóc, khai thác, bảo tồn sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Vườn cây đầu dòng dừa Sáp” với lợi nhuận tổng 5 năm là hơn 2,6 tỷ đồng. Đây là nơi cung cấp nguồn cây giống dừa sáp, dừa dứa làm vật liệu chuẩn cho nhân giống, sản xuất cây giống chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu cây giống của người dân trong và ngoài tỉnh. Đồng thời là nơi bảo tồn, tham quan và thực hiện các nghiên cứu có liên quan về cây dừa sáp góp phần thúc đẩy việc phát triển điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương.

Ngày 14/6/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thực hiện hợp đồng số 11/2017 để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu nhân giống dừa bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào và kỹ thuật thâm canh dừa trồng giống nuôi cấy mô”. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào là phương pháp duy trì và nuôi cấy các tế bào, mô hay cơ quan thực vật trong điều kiện vô trùng, được thực hiện trong điều kiện môi trường giàu dinh dưỡng với những thành phần xác định.Khả năng tái sinh nguồn cây giống dồi dào đạt chất lượng cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đơn vị cung cấp Công Nghệ Thiên Nhiên Từ Trà Việt uy tínĐơn vị cung cấp Đẳng Cấp Đích Thực Với Trà Việt uy tínkhóa vân tay vinlockDịch vụ hosting giá rẻdịch vụ in hộp giấy TpHCMTư vấn mua Máy quét 3D cao cấpiphone 15 pro maxCập nhật bảng giá vnpt mới nhât tại vnptgroup.vn