Bạo lực đối với phụ nữ vẫn còn bị che giấu bởi định kiến và "văn hóa đổ lỗi"

Bạo lực đối với phụ nữ vẫn còn bị che giấu bởi định kiến và "văn hóa đổ lỗi"

Nhậndiện các xu hướng bạo lực

Phát hiệnchính từ kết điều tra năm 2019 cho thấy, cứ3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữphải chịu ít nhất mộthoặc nhiều hình thức bạo lựcdo chồng gây ra trong đời và 31,6 % bị bạo lựctrong 12 tháng qua.

Trừ bạo lực tình dục,tỷ lệ bạo lựcđối với phụ nữdo chồng gây ra năm 2019thấp hơn so với năm 2010. Tỷ lệ phụnữ bị chồng bạolực thể xác trong đời năm 2019 là 26,1%, ít hơn so với năm 2010 là 31,5%. Điều này rõ ràng hơn với nhóm phụ nữ trẻ.Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữbị chồng bạo lực tình dục trongđời năm 2019 là 13,3%, caohơn so với năm 2010 là 9,9%. Điều này đặc biệtđúng ở nhóm phụ nữ trẻở độ tuổi từ18 - 24 có tỷ lệ 13,9% năm 2019 so với 5,3% năm 2010.

Mặc dùđiều này phản ánh sự gia tăng củatình trạng bạo lực, nhưng cũng có thểlà kết quả của sựthay đổi xã hội mà ở đó phụnữ cởi mở hơn khi nói vềchủ đề tình dục và bạolực tình dục. Trong tương lai cần có nghiên cứu và phân tích sâu hơn để xác định đượcđúng xu hướng này.

Phụ nữ khuyết tật bị các hình thức bạo lựcdo chồng gây ra cao hơn so với phụ nữkhông bị khuyết tật.

Ở Việt Nam, phụ nữ bịchồng bạo lực nhiềuhơn so với việc bịngười khác bạo lực. Cứ10 phụ nữ thì có 1 người trải qua bạolực thể xác từ khi 15 tuổido người khác gây ra.

Đáng chú ý, bạolực đối với phụnữ vẫn bị che giấu. Một nửa phụnữ bị chồng bạolực chưa bao giờ kể vớibất kỳ ai. Có tới hơn 90% phụ nữ bịbạo lực thể xác hoặctình dục do chồng gây ra không tìm kiếm bất kỳ sựhỗ trợ nào từ các cơ quan chính quyền…

Xóa bỏđịnh kiến và "văn hóa đổ lỗi"

Đề cập tới tình trạngnhiều phụ nữ vẫn có nguy cơ cao bị bạo lực,Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH NguyễnThị Hà cho biết: Sau gần 10 năm kể từ cuộc điều tra lần thứ nhất, các kết quả thu được cho thấy nhữngchuyển biến tích cực dù còn tồn tại hạnchế nhất định. Nhìn chung, tỷlệ phụ nữ bịcác dạng bạo lực đã giảm nhẹ. Thay đổi tích cực đang diễn ra rõ nét ở nhóm phụ nữ trẻ tuổi, họ không cam chịu và mạnh mẽ hơn trong đấu tranh với bạo lực.

Tuy nhiên, tình trạng bạo lực với phụ nữ vẫn bịche giấu do định kiến giới còn khá phổ biến trong xã hội. Sự imlặng, kỳ thị của cộngđồng và "văn hóa đổ lỗi" lànhững rào cản khiến người bị bạo lực khôngdám lên tiếng vàkìm hãm sự giúp đỡ.

Bạo lực đối vớiphụ nữ gây ra những hậu quảnghiêm trọng cho phát triển kinh tế và sức khỏethể chất, tinh thần phụ nữ.Ước tính thiệt hại kinh tếdo bạo lực gây ra cho nền kinh tế Việt Nam tương đương với 1,8%GDP.

Theo Thứtrưởng Nguyễn Thị Hà, điềutra quốc gia về bạo lựcđối với phụ nữở Việt Nam năm 2019 đã mang lại một bứctranh toàn diện và cung cấp các số liệucập nhật về vấnđề này. Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo các cấp,các ngành tiếp tục triển khai các giảipháp nhằm ngăn chặn và tiến tớigiảm thiểu thực trạngbạo lực đối vớiphụ nữ và trẻ em, nâng cao chấtlượng công tác bình đẳng giới.

Đây đượcxem là nền tảng quan trọng thể hiệnsự quan tâm, cam kết mạnh mẽcủa Việt Nam trong việc thúc đẩy thực hiệncác Mục tiêu phát triển bền vững,đảm bảo an sinh xã hội với phương châm "không đểai bị bỏ lại phía sau".

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh: Cho dù bạo lực xảy ra ở đâu, dưới hình thức nào hay ai bị ảnh hưởng đều phải được ngăn chặn. Cả xã hội hãy cùng phối hợp để xây dựng một thế giới mà ở đó nam giới và phụ nữ, trẻ em trai và trẻ em gái đều được hưởng cuộc sống bình đẳng, an toàn, không có bạo lực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.