Đại dịch Covid-19 đang diễn ra và các quy định về đeo khẩu trang của các nước trên thế giới đã gây ra “sự gia tăng theo cấp số nhân” về ô nhiễm rác thải khẩu trang – một nghiên cứu toàn diện dựa trên dữ liệu thu thập được ở 11 quốc gia gồm Australia, Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan, Anh, Mỹ… cho thấy.
Theo nghiên cứu kéo dài 14 tháng, rác thải liên quan tới Covid-19 bắt đầu tăng với tốc độ báo động vào tháng 3/2020 khi virus corona trở thành đại dịch toàn cầu, khiến các nước đưa ra nhiều biện pháp hạn chế, bao gồm đeo khẩu trang.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự gia tăng gần 9.000% lược rác PPE cho thấy việc thực thi đeo khẩu trang “phải đi kèm với các chiến dịch giáo dục để hạn chế việc thải chúng ra môi trường”.
Tại Đức, Quốc hội đã phê duyệt việc tiêm chủng bắt buộc cho bất kỳ ai làm việc tại các cơ sở y tế và nhà chăm sóc, nơi các nhân viên hiện có 3 tháng để lấy chứng nhận của mình. Các bang cũng có quyền tự áp dụng một số hạn chế chống Covid-19 nếu cần thiết.
Bộ trưởng Y tế Karl Lauterbach cho rằng việc sự hiện diện của nhân viên không tiêm vắc xin Covid-19 là “hoàn toàn không thể chấp nhận được” ở những nơi mà những người dễ bị tổn thương đang được chăm sóc.
Hôm qua, Viện Robert Koch báo cáo 61.288 ca mắc, và 484 ca tử vong mới vì Covid-19. Tổng cộng Đức đã có 104.996 ca tử vong. Mặc dù vậy, mức độ tiêm chủng ở Đức thấp hơn nhiều nước EU khác, chỉ có 69,4% số nười được tiêm chủng.
Nhà chức trách của đất nước đã ủng hộ ý tưởng tiêm chủng bắt buộc với thời hạn có thể được ấn định vào tháng 2 tới.
Nam Phi đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể số ca nhập viện liên quan đến Covid-19 khi biến thể Omicron với khả năng lây nhiễm cao tiếp tục lan rộng.
Dữ liệu từ Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm (NICD) của nước này cho biết có 507 người được nhập viện vì Covid-19, tăng 81% so với tuần trước. Số ca tử vong trong 24 giờ qua là 20 người.
Ngoài ra Nam Phi còn có 19.018 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca lên 3.112.463 ca.