Bảo đảm chất lượng đường BOT QL2 Nội Bài - Vĩnh Yên

GD&TĐ - Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc liên quan đến trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Phúc gửi đến sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Trạm thu phí Dự án BOT QL2 Nội Bài - Vĩnh Yên
Trạm thu phí Dự án BOT QL2 Nội Bài - Vĩnh Yên

Cụ thể, Bộ GTVT cho biết, căn cứ đề nghị của Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc tại Văn bản 1622 ngày 16/8/2018, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có Văn bản 5814 ngày 7/9/2018 thỏa thuận kinh phí sửa chữa đột xuất dự án cải tạo nâng cấp QL2, đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên đầu tư theo hình thức BOT. Hiện tại, Công ty CP BOT QL2 đã tiến hành xong công tác đấu thầu và đang chuẩn bị thi công sửa chữa.

Trước đó, Bộ GTVT nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Phúc do Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến với nội dung: “Đường BOT QL2, đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên đã xuống cấp nghiêm trọng mà vẫn thu phí, đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo nâng cấp để đảm bảo chất lượng đường, tương xứng với tiền phí mà người tham gia giao thông phải nộp”.

Theo Bộ GTVT, ngày 22/2/2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có Văn bản 1033 yêu cầu Công ty CP BOT QL2 khẩn trương tiến hành sửa chữa mặt đường và hệ thống ATGT, đoạn từ ngã tư Võ Văn Kiệt đến trạm thu phí QL2, thuộc địa bàn TP Hà Nội; đồng thời, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã giao Cục Quản lý đường bộ I kiểm tra thực tế hiện trường, giám sát quá trình thực hiện của Công ty CP BOT QL2.

Cũng theo Bộ GTVT, sau khi hoàn thành công tác sửa chữa, về cơ bản sẽ khắc phục các hư hỏng công trình, đảm bảo điều kiện khai thác bình thường và tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông trên QL2.

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Góc phố Tết” của Trường Tiểu học Phú Thọ. Ảnh: MA

Cùng bạn nghèo đón Tết

GD&TĐ - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các trường học tại TPHCM tổ chức nhiều hoạt động vui xuân, giúp học sinh hiểu thêm về Tết cổ truyền.

Nhóm sinh viên đoạt giải Nhất trong lĩnh vực Khoa học giáo dục Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học.

Bản đồ cho học sinh khiếm thị

GD&TĐ - Học sinh khiếm thị có thể học lịch sử và địa lý qua bản đồ nổi, dễ dàng hình dung, nhận biết, xác định được các vị trí cần thiết để phục vụ học tập.