Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
Lâu nay, câu chuyện con người tiến hóa từ cá đã trở thành đề tài nóng bỏng đối với các nhà cổ sinh vật học. Tuy nhiên, tất cả mới dừng lại ở mức nghi ngờ bởi các nghiên cứu, thí nghiệm đều chưa thể chứng minh được sự tương đồng trong các cơ quan giữa người và cá.
Phải chăng quá trình tiến hóa trên là thật?
Bước ngoặt đã đến khi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa Chicago tìm ra lời giải đáp. Theo đó, họ đã phát hiện sự tương đồng về nguồn gốc mã gen di truyền ở vây cá với tay con người.
Cụ thể, khi so sánh gen ở vây cá láng đốm Bắc Mỹ với gen cổ tay của động vật bốn chân, các nhà khoa học thấy sự tương đồng đến khó tin. Thậm chí, khi cấy bộ gen của loài cá này vào chi của chuột thí nghiệm, chúng hoạt động như thể chuột và cá là một.
Cá láng đốm Bắc Mỹ
TS Neil Shubin và giáo sư Robert R.Bensley, thuộc Đại học Chicago cho biết: “Phân tích trên cho thấy rõ ràng con người có nguồn gốc từ thủy sản”.
Rất có thể, cách đây hàng trăm triệu năm, loài cá đã tiến hóa thành động vật bốn chân sau đó đứng thẳng bằng hai chân và trở thành con người như ngày nay.
Họ cũng cho biết thêm, sở dĩ các nghiên cứu trước đây đều lâm vào bế tắc là bởi đối tượng nghiên cứu không chính xác. Khi ấy, các chuyên gia tiến hành thí nghiệm trên Teleost – nhóm cá bao gồm phần lớn các loại cá phổ biến hiện nay.
Các nghiên cứu trước đó trên hóa thạch cá chủ yếu lâm vào bế tắc
Tuy nhiên, 300 triệu năm trước, hệ gen của nhóm cá Teleost nhân đôi trong quá trình tiến hóa. Kết quả là hình thành nên nhiều tổ hợp gen khác nhau như ngày nay.
Vì vậy, khi so sánh với gen ở tay người sẽ hầu như không thể tìm được điểm tương đồng. Nếu như cổ tay người gồm một loạt các xương nhỏ khớp nối thì xương sống vây cá Teleost thẳng và có đầu tròn nhỏ ở đỉnh, gọi là radial.
Trong khi đó, cá láng đốm Bắc Mỹ không trải qua quá trình nhân đôi bộ gen nên giữ được sự tương đồng gen với loài cá thủy tổ.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Bằng những cách làm khác nhau, từ vận dụng chính sách, đến thành lập trung tâm đấu thầu riêng, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế được khắc phục.
GD&TĐ - Những năm gần đây, các “địa chỉ đỏ” trở thành nơi học tập, tham quan, điểm đến không thể thiếu trong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh.