Trong thời gian một năm, INAIL và IIT đã cùng nhau hợp tác nghiên cứu và đầu tư khoảng 11,5 triệu euro để cho ra mắt sản phẩm "Softhand" này.
Sản phẩm mới được đặt tên "Softhand" bởi nó có thể thực hiện nhiều thao tác đòi hỏi sự khéo léo như trải khăn lên mặt bàn, phết mứt quả lên bánh mỳ hay mở một chai nước.
Bộ trưởng Lao động Italy Giuliano Poletti đánh giá rất cao khả năng của Softhand và cho rằng đây là thành công lớn của ngành tự động hóa Italy.
"Softhand" có trọng lượng chỉ khoảng 500g nhờ được chế tạo bằng những chất liệu nhẹ nhưng rất bền vững.
Bàn tay máy hiện đang được triển khai thử nghiệm với một số người tàn tật tại thành phố Bologna (miền Bắc Italy) và nhận được những phản hồi tích cực.
Về mẫu mã, bàn tay này được chế tạo với công nghệ in 3D chất dẻo với một số bộ phận, khớp nối bằng kim loại.
Nhóm phát triển dự án "Softhand" cho biết cánh tay máy này sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm 2017.
Theo thống kê, hàng năm tại Italy có khoảng 3.600 người gặp các tại nạn dẫn đến tàn tật các chi trên, 80% trong số đó bị mất cả bàn tay hoặc ngón tay.
Trong thời gian gần đây, các trung tâm nghiên cứu robot của Italy liên tục cho ra mắt những sản phẩm "tay tự động hóa" với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như phục hồi chức năng người tàn tật, hỗ trợ phẫu thuật y học.